Để nắm rõ được kỹ thuật nối dây điện là hết sức quan trọng đối các hộ gia đình bởi sẽ giúp cho họ dễ dàng sử dụng các thiết bị điện hơn. Ngoài ra các công trình xây hay các công trình khác cũng rất cần đến kỹ thuật nối dây điện một cách tỉ mỉ để có thể đảm bảo an toàn. Chính vì vậy hôm nay bài viết của Nghĩa Đạt sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật nối dây điện như thế nào một cách an toàn và có tính thẩm mỹ cho chính ngôi nhà của bạn.

Khái niệm về nối dây điện

Có thể nói ở bất cứ đâu cũng sử dụng điện năng nên người sử dụng cần phải biết cách nối dây sao cho hợp lý nhất giúp cho chính bạn và người thân an toàn khi sử dụng điện. Chính việc này mà người sử dụng cần phải tuân thủ theo các quy định cơ bản để nối dây điện tốt nhất giúp hạn chế xảy ra các vấn đề về điện hơn.

Kỹ thuật nối dây

1. Đối với dây 1 lõi

Đối với dây 1 lõi thì người thi công nối dây điện chỉ cần sử dụng một vài dụng cụ hỗ trợ bấm đầu dây 1 lõi ra sau đó lấy kiềm kết nối dây điện này cùng với dây dẫn khác sau đó quấn chặt bằng băng keo cách điện thì việc sử dụng điện năng của bạn sẽ an toàn hơn. Dây 1 lõi được làm từ chất liệu đồng hay các kim loại có tính dẫn điện tốt và lớp vỏ ngoài cách điện tốt nên được đưa vào các ứng dụng cụ thể rất nhiều.

2. Đối với dây nhiều lõi

Dây nhiều lõi có cấu tạo chắc chắn do các lõi được làm từ chất liệu đồng nên dẫn điện tốt, đặc biệt loại này có những sợi đồng nhỏ và mỏng kết nối cùng với nhau, lớp vỏ ngoài bao bọc dây dẫn này làm từ nhựa nên cách điện hoàn hảo giúp cho người dùng cầm nắm dễ dàng và đưa vào lắp đặt rất tốt.

3. Hộp nối dây âm tường

Hộp nối dây âm tường là một thiết bị giúp giữa các dây dẫn bên trong nhằm tránh các tác động từ ngoài vào làm hư hỏng dây điện. Ngoài ra hộp nối dây này giúp cho thiết bị điện kết nối cùng dây điện trong hộp nhanh chóng hơn. Hộp nối âm tường mang tính thẩm mỹ cao, dễ lắp đặt sử dụng và thường xuất hiện trong các công trình xây dựng rất nhiều và nhất là các nhà máy công nghiệp.

Tiêu chuẩn của mối nối dây điện

Một mối nối dây điện tốt nhất cần phải đủ các yêu cầu sau:

  • Dẫn điện tốt
  • Có tính thẩm mỹ cao
  • Bền và có cấu tạo chắc chắn
  • Mang đến sự an toàn cho người sử dụng

Nhờ vào các tiêu chuẩn này mà có thể bạn tìm mua được loại dây dẫn điện tốt nhất cho việc lắp đặt sử dụng tại công ty hay nhà ở của mình.

Các dụng cụ cần khi nối dây điện

Một vài dụng cụ cần thiết trong việc nối dây điện:

  • Bút thử điện
  • Máy khoan
  • Ốc vít
  • Tua vít
  • Dao cắt hay kìm tuốt dây
  • Băng keo đen cách điện

Hướng dẫn cách đấu nối dây dẫn

Các bước giúp đấu nối dây dẫn điện cho các thiết bị điện một cách tốt nhất giúp cho người sử dụng luôn cảm thấy an tâm khi dùng các thiết bị điện.

1. Đấu nối vào ổ cắm

Bước 1: bạn cần lấy kìm tuốt dây điện để tách lớp vỏ ngoài của dây dẫn giúp cho việc kết nối dây của bạn thực hiện tốt nhất.

Bước 2: xoắn đều lõi trong dây dẫn nếu là loại dây dẫn nhiều lõi, sau đó quấn chặt phần lõi này với phía lõi còn lại ở đầu bên kia rồi dán lại với nhau bằng băng keo.

Bước 3: sau khi hoàn thành xong các bước thì kiểm tra lại.

2. Đấu nối vào phích cắm

Bước 1: chọn thiết bị có phích cắm cần đấu nối để bạn thực hiện việc đấu nối dễ dàng hơn.

Bước 2: sử dụng các dụng cụ mang tính hỗ trợ để bạn đấu nối an toàn.

Bước 3: tiến hành tháo hai phần của phích cắm ra.

Bước 4: tách lớp vỏ của dây dẫn điện ra khoảng 2cm rồi sau đó xoắn những sợi đồng có trong dây dẫn lại.

Bước 5: nới ốc trên hai thanh đồng của phích cắm, tiếp đến là nhét thanh đồng vào lỗ có sẵn trong phích cắm rồi lấy tua vít xiết chặt để giữ dây đồng lại.

Bước 6: lắp thanh đồng vào phần nhựa phích cắm rồi siết chặt ốc vít ở giữa hai nữa của phích cắm.

Bước 7: hoàn thành xong và kiểm tra lại các bước trên.

3. Đấu nối vào công tắc

Công tắc có đến nhiều loại nhau nhưng đa số mọi người sử dụng loại công tắc 2 chiều nhiều nên việc đấu nối của thiết bị này sẽ được trình bày ngay sau đây:

Bước 1: chọn vị trí thích hợp để lắp đặt công tắc.

Bước 2: dùng kìm tuốc dây dẫn, tua vít và một vài dụng cụ khác để đấu dây cho công tắc điện.

Bước 3: ngắt toàn bộ hệ thống điện đang sử dụng và sau đó đưa công tắc vào lấy dây dẫn của công tắc kết nối với dây dẫn của nguồn điện chính.

Bước 4: bắt vít giữ cố định công tắc

Bước 5: thực hiện xong các bước và kiểm tra lại đầy đủ để điều chỉnh hợp lý hơn.

4. Đấu nối vào bảng điện

Bước 1: đấu nối các dây dẫn điện của các thiết bị điện khác vào với dây dẫn của nguồn điện chính để giúp cho những thiết bị điện này hoạt động tốt nhất.

Bước 2: cần ngắt hệ thống điện để việc đấu nối an toàn hơn.

Bước 3: dùng băng keo điện và các dụng cụ khác để giúp cho việc đấu nối dây thực hiện nhanh chóng.

Bước 4: sau khi đấu hết dây dẫn từ cầu chì, bóng đèn hay các thiết bị điện khác vào cùng với dây điện tổng thì bạn chỉ cần kiểm tra lại và điều chỉnh hợp lý.

5. Đấu nối dây điện âm tường

Bước 1: đào rãnh tường ở vị trí trước đó bạn đã chọn là nơi lắp đặt và đấu nối dây điện.

Bước 2: khoan cắt tường với độ nông sâu vừa phải theo ý muốn của chủ sở hữu ngôi nhà đó.

Bước 3: đưa ống nhựa vào rồi luồn dây điện bên trong ống để giúp cho việc hư hỏng dây điện hạn chế hơn.

Bước 4: lấy kẽm cố định lại ống nhựa có chứa dây điện bên trong và sau đó điều chỉnh lại hợp lý rồi trám lại sau khi hoàn thành xong các bước trên.

Nhờ có các bước lắp đặt thế này mà bạn có thể tự mình đấu nối dây điện cho chính ngôi nhà của mình mà không hề tốn bất kì chi phí nào.

Nhìn chung bài viết lần này giúp cho bạn hiểu hơn về việc lắp đặt và đấu nối dây dẫn cho các thiết bị điện. Thế nên bạn cần dựa vào những thông tin trình bày trong bài viết này đấu nối dây điện hiệu quả nhất giúp cho bạn nhận được các lợi ích tuyệt vời.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *