Cũng như trong bất cứ học thuật nào khác, các tướng học gia cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về loại tướng, về phép xem tướng. Tựu trung căn cứ theo tiêu chuẩn hình tướng và tâm tướng về những điểm trọng yếu, ta thấy có hai học phái khác nhau. Về những điểm lý thuyết hầu hết đều công nhận phương pháp xem tướng không đưa ra ngoài mười trọng điểm quan sát được nêu ở mục trên. Tuy nhiên thứ tự ưu tiên từng trọng điểm dưới con mắt.
Đem nhanh trướng mệnh nữ của từng học phái lại biến đổi tùy theo người xem tướng đứng về mặt cá nhân để phân tích cá nhân hay đứng trên cương vị của xã hội để lượng định khả năng cá nhân đó phục vụ cho xã hội.
Tướng phái trong hình thức
Người được xem như đại diện cho tướng phái này là Lã Thuần Dương, một đạo sĩ nổi tiếng đời Đường. Đứng trên cương vị cá nhân để xem tướng cho một cá nhân, những điều khám phá ở một cá nhân phần lớn là qua những nét tương thân thể nhằm phục vụ cho chính lợi ích của cá nhân người được xem tướng. Trong thiên biên khảo nhan đề “Tướng pháp nhập môn”, Lã Thuần Dương đã liệt kê các tiêu chuẩn về phương pháp xem tướng theo một thứ tự sau:
Đầu tiên phải quan sát hình tướng tổng quát để biết cá nhân đó thuộc loại gì trong Ngũ hành hình tướng với tất cả những phối hợp về phẩm cũng như lượng của từng loại (thuần cách hay tại cách, có hội đủ những điều kiện tất yếu của thuần cách hay không). Nếu là tạp cách thì sự phối hợp chủ yếu bị khắc chế hay thuận hảo.
Bước kế tiếp là quan sát sự cấu tạo của cốt cách, xem tướng của toàn thân có thuận lợi với nguyên lý âm dương ứng dụng trong tương học không. Sau đó là phân định thần khí để biết thanh hay trọc.
Bước thứ ba là quan sát khuôn mặt như: Tam đình, Ngũ nhạc, Lục phủ, Tứ đậu.
Bước thứ tư là quan sát ngôn ngữ, cử động, tức là quan sát con người qua những nét tướng âm thanh và cách thức đi, đứng, nằm, ngồi…
Tất cả những bước trên giúp cho người quan sát Có một ý niệm bao quát về tướng cách của một cá nhân, giúp ta giải đoán phúc họa con người.
Cuối cùng, để biết chi tiết về may rủi hàng năm, ta phải quan sát phần khí sắc của bộ vị.
Tướng phái tinh thần khí phách
Khởi nguyên của tướng phái này có lẽ có từ lâu đời.
Ngay từ thời nhà Chu cách đây khoảng hơn 2500 năm, Tư Mã Thiên đã chép là: Quan đại phu nước Tấn Cô Bố Tử Khanh có biệt tài xem
Đem nhanh trướng mệnh nữ tướng chỉ nhìn khí phách con người là đủ đoán được công danh, sự nghiệp sau này của cá nhân đó. Tiếc rằng Cô Bố Tử Khanh không để lại một ghi chép gì về phép xem tướng độc đáo kể trên cả. Đến đời Thanh, tác giả Phạm Văn Viên đã nêu lên quan niệm “khí phách” và cho rằng đây mới là phần căn bản của Tướng học, hình hài bộ vị không quan trọng nhưng ông vẫn còn đứng trên cương vị cá nhân để xem tướng cá nhân.
Vào đời Thanh trung hưng, Tăng Quốc Phiên là người đứng đầu trên cương vị xã hội, ông lấy tinh thần và khí phách làm trọng điểm trong việc xem tướng để lựa người có khả năng phục vụ quốc gia. Trong việc xem tướng, Tăng Quốc Phiên đã gạt hẳn những điều huyễn hoặc nhuộm màu triết lý siêu hình của tướng học Cổ điển, ông không để ý đến hình hài bộ vị. Do đó, ta có thể coi Phạm Văn Viên và Tăng Quốc Phiên là các đại diện sáng giá nhất của tướng phái tinh thần khí phách trong tướng học Á Đông hiện nay. Phép xem tướng của Tăng Quốc Phiên có thể thu gọn vào sáu trọng điểm sau đây:
Muốn biết một cá nhân thuộc loại chính hay tà thì quan sát mắt và mũi.
Lòng dạ ngay thẳng hay thiên lệch phần lớn được bộc lộ ra ánh mắt. Điều này phù hợp với những kinh nghiệm của nhân loại từ Đông sang Tây. Tục ngữ Pháp có câu: “Con mắt là tấm gương của tâm hồn”. Phương ngôn Trung Hoa cũng có câu nói tương tự: “Xem người ta thì xem ngay cặp mắt”. Như vậy, căn cứ vào ánh mắt, ta có thể biết được một cách khá chính xác tâm tính của một cá nhân, miễn là ta phải có tài quan sát và óc phán xét tinh nhạy chính xác và vô tư. Ngoài ra, ngày nay cũng như ngày xưa, ai cũng công nhận con người cơ thể chính thường thì thông thường tâm tính cũng ở mức chính thường, ít khi có những thái quá hay bất cập. Thế nên, mũi là bộ phận trung ương của khuôn mặt nếu không ngay ngắn cân xứng thì đương nhiên lệch lạc, đưa đến sự thiên lệch của tâm hồn. Kinh nghiệm ngàn xưa cho thấy chưa từng có kẻ nào Ngũ quan lệch lạc mà tâm tính ngay thẳng bao giờ.
Do đó, muốn biết cá nhân tâm tính ra sao, ta chỉ cần quan sát ánh mắt và cấu tạo của mũi là có tạm đủ dữ kiện để phán đoán ít khi sai lầm.
Muốn biết tâm sự của kẻ đối thoại thực hay là hư thì quan sát cử chỉ, động tác (đặc biệt là động tác của môi, miệng).
Thông thường, kẻ không quen nói dối khi phải dối trá thì môi miệng lúng túng, lập cập, không được tự nhiên như lúc bình thường. Đó thường là một hiện tượng bên ngoài phản ánh nội tâm không được yên ổn. Do đó, người quan sát có cặp mắt sắc bén chỉ cần quan sát động tác của làn môi, khóe miệng cũng có thể đoán được phần lớn thực hư của nội dung câu chuyện. Suy rộng ra một kẻ bịa đặt ra câu chuyện trái ngược lại sự thật bao giờ cũng để lộ nhiều sơ hở trong lúc thuật chuyện qua ngôn ngữ, cử chỉ.
không được tự nhiên. Chuyện càng quan trọng, càng liên quan đến quyền lợi sinh tử hay sinh mạng của người đó bao nhiêu thì sự mất tự nhiên càng dễ lộ ra bấy nhiêu. Trừ một vài trường hợp quá đặc biệt của những kẻ có bản lĩnh và đã được huấn luyện thuần thục làm chủ được động tác và tình cảm.
Muốn biết công danh sự nghiệp tương lai thành bại như thế nào thì nên xem tinh thần, khí phách.
Khí phách hiên ngang là dấu hiệu bên ngoài của người có thực tài thực lực. Họ tự tin là với khả năng, tài trí của họ, họ đủ sức tự tồn, tự lập nên không cần luồn cúi kẻ khác. Càng có dị tài thì thường hay có dị tật cũng như tướng ngựa có câu châm ngôn: “Ngựa hay thường có chứng”. Tinh thần là nguồn động lực thúc đẩy nuôi dưỡng ý chí con người.
Ý chí mạnh mẽ thì có thể suy ra tinh thần mạnh mẽ và ngược lại. Người có khí phách hiên ngang, tinh thần cương nghị và nhẫn nại, điềm đạm thì sẽ hội đủ điều kiện chủ quan tất yếu thi thố được chí nguyện cuộc đời mình, từ việc nhỏ đến việc lớn. Do đó, họ Có rất nhiều triển vọng thành đạt trong bất cứ công việc gì đang làm hay sẽ làm. Những kẻ có tinh thần khí phách như vậy nếu có đủ điều kiện khách quan tối thiểu sẽ chắc chắn thành công trên bước đường mưu cầu công danh sự nghiệp. Chính vì cho rằng tinh thần khí phách là các yếu tố căn bản của phép xem tướng đoàn người nên Tướng học đã có câu châm ngôn: “Có khí phách thì tạo ra được công danh sự nghiệp”. Câu nói đó hàm ý có khí phách hiên ngang, tinh thần vững mạnh thì sẽ thành công.
Xem xét cách xử trí công việc không gì bằng quan sát ngôn ngữ.
Ngôn ngữ Có công dụng là biểu lộ nội tâm của mình cho người khác hiểu. Càng có chức vụ thì muốn cho công việc mà mình được giao phó sứ mạng điều khiển, đôn đốc được hoàn hảo thì người đó càng phải sử dụng ngôn ngữ cho minh bạch để diễn tả được đúng đắn và đầy đủ ý muốn cho cấp dưới thấu hiểu. Ngôn ngữ thiếu thứ tự, mạch lạc, chúng tỏ ý tưởng lộn xộn, tâm tính thiếu minh bạch, quyết đoán thì khó có thể thực thi đúng mức.
Nói tóm lại muốn xem xét một kẻ nào đó có biết cách xử trí Công việc hay nói cho dễ hiểu là liệu xem công việc có thành công được không chỉ cần nghe ngôn ngữ của người đó: trình bày Công việc định làm có rõ ràng, đầy đủ hay hồ đồ, hứng khởi hay uể oải, cương quyết hay do dự, khái quát hay tỉ mỉ… Chỉ căn cứ vào đấy, người rành quan sát tâm lý và tinh thần khí phách có thể đoán trước được là công việc sẽ thành hay hóng.
Muốn biết cuộc đời có thường hay bị chìm nổi hay không thì xem chân cẳng, các chi.
Chân cẳng có liên hệ mật thiết tới khí lực, khí lực sung mãn thì chân cẳng vững vàng, tinh thần ổn định. Sự chìm nổi cuộc đời Có nghĩa là công việc thường hay vấp váp thất bại là vì tinh thần hốt hoảng, đầu óc không tỉnh táo, không vững tâm bền chí, không biết quyết đoán. Tất cả những dữ kiện này bắt nguồn từ khí lực không đủ (khí lực không đủ mạnh).
Qua ý nghĩa của các sách vở, khí lực là căn nguyên của tinh thần khí phách. Sách “Ma Y thần tướng” đã nói: “Đi vững vàng thanh thản như nước chảy, đúng chắc chắn như ngọn núi sừng sững giữa đồng là một trong các dấu hiệu chỉ về thần khí sung mãn”. Kẻ thần khí sung mãn thì lâm sự cương nghị, lúc nào cũng bình tĩnh sáng suốt, không biến đổi tiết tháo. Như vậy, trong việc mưu tìm công danh, đại sự ít khi lâm vào cảnh thất bại.
Muốn biết thọ yểu nên xem móng tay.
Người trường thọ tất nhiên huyết dịch sung mãn. Sự tương quan giữa sự sung mãn của huyết dịch với hình thể và màu sắc của móng tay là rất mật thiết. Ở đây, ta chỉ đứng về phương diện màu sắc của móng tay mà xét..
Đại khái, móng tay có những vết nhỏ chứng tỏ rằng huyết dịch không đủ. Màu xanh xám hoặc đen là dấu hiệu khí huyết suy nhược trầm trọng, các vệt bất thường hoặc hồng lẫn lộn là biểu hiện bề ngoài của khí huyết không đủ. Toàn thể cả móng tay đều xanh xám là khí sắc bề ngoài của huyết dịch thiếu thốn trầm trọng. Sắc càng xấu thì dấu hiệu suy nhược càng rõ. Do đó, người như thế không thể sống lâu. Ngược lại, móng tay hồng nhuận đều khắp một cách tự nhiên là dấu hiệu chắc chắn của khí lực tiềm tàng sung mãn, huyết dịch tốt đương nhiên trường thọ.
Nói một cách khác đây là quan điểm độc đáo về tướng học của Tăng Quốc Phiên và công dụng của phép đoán khí sắc được dùng một cách khoa học trong lĩnh vực tương quan giữa khí sắc và con người ở trong lĩnh vực mà tướng học Cổ điển chưa đề cập đầy đủ. Mọi ý nghĩa thần bí về vận mạng qua khí sắc của người xưa đều bị gạt bỏ. Quan điểm này của ông rất phù hợp với kiến thức y học hiện đại.