Tai to hay nhỏ, dày hay mỏng chỉ cần nhìn qua là ai cũng có thể biết được, nhưng độ cứng hay mềm của tai thì phải để ý quan sát chứ không nên qua loa. Tai dựng đứng là cúng, tai cong là mềm. Trong sách tướng Số có nói tai mềm thì không nên cứng, còn tại cũng như gỗ thì đến già cũng không khóc. Tương tại quý là ở vành tai, loa tai phải rõ ràng, còn vành tai thì không được lật ra phía bên ngoài, dạng tại ngược này là tướng xấu, không tốt.
Tai dài, tai ngắn
Tai được coi là dài khi chiều dài của tài xấp xỉ bằng chiều dài của khoảng cách từ Chuẩn đầu đến Ấn đường. Nếu ở dưới mức độ ấy thì được xem là ngắn.
Độ rộng hẹp và lớn nhỏ của tai Thông thường bề rộng của phần giữa tai phải bằng ít nhất 2/3 chiều dài. Quá mức đó là rộng, còn dưới tiêu chuẩn đó là hẹp. Tại có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài thì đó là tại trung bình.
Tại dài mà hợp tiêu chuẩn trung bình được xem là tại lớn, còn tại ngắn nhưng lại hợp tiêu chuẩn trung bình về bề dài và bề rộng thì được gọi là tại nhỏ.
Trong tướng học hợp tiêu chuẩn trung bình là rất tốt. Nếu dài mà không hội đủ bề rộng thì không được coi là tai to, sự phối hợp không hoàn thiện này khiến cho người có đôi tai này hóa ra xấu hơn cả người Có đôi tai nhỏ.
Về mặt thực tiễn ta có thể dùng bề ngang của ba ngón tay, ngón trỏ, ngón giữa, và ngón áp út để làm mức trung bình cho chiều dài của tai, tuy biện pháp này chỉ đạt kết quả tương đối nhưng cũng là một phương pháp quan sát nhanh và thuận tiện nhất, nếu chiều dài của hai tại trên khoảng 2/3 bề ngang của một ngón tay thì được xem là tai dài, còn dưới mức ba ngón tay thì được xem là tai ngắn.
Tai nhọn, tai tròn, tai vuông
– Khi vành tai ngoài có các góc cạnh nhọn và hẹp tạo thành các góc nhọn khá rõ, thường biểu hiện ở phần tại trên hoặc phần tại dưới, thì đượC xem là tai nhọn.
– Khi vành tai ngoài không có hình các góc cạnh rõ rệt mà lại có hình cong thì đó gọi là tai tròn.
– Khi vành tai ngoài có các cạnh lại liên hợp các đoạn liền nhau thành những góc tương đương 90 độ hoặc lớn hơn nữa thì gọi là tai vuông. Nhĩ căn nhiều và Nhĩ căn ít
Phần gốc của tai dính liền với khuôn mặt được gọi là Nhĩ căn. Nhĩ căn ít hay nhiều, rộng hay hẹp tùy theo phần gốc của Thiên luân (chính là vành tai ngoài). Phần tiếp xúc của Thiên luân với mặt lớn chính là tiêu
điểm để ta đánh giá Nhĩ căn ít hay nhiều, rộng hay hẹp. Nhĩ căn thực chất là một đường cong hở. Độ hở của đường cong càng nhỏ thì Nhĩ căn càng rộng, ngược lại độ hở của đường cong càng lớn thì Nhĩ còn lại càng hẹp.
Nhĩ căn rộng lớn biểu hiện cho sự vững chắc, ổn định của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình thể tại có thể tốt nhưng nếu Nhĩ căn không ổn cố thì cũng hạn chế cái tốt đó đi rất nhiều.
Tai vũm, tai bẹt
Phong môn lớn tạo thành hình như chiếc phễu sâu đáy thì được gọi là tại vũm, tướng số gọi nó là “thuận phong nhĩ”, gọi như vậy là vì loại tai này giống như cánh buồm căng gặp gió phồng to lên. Ngược lại với tại vũm là tại bẹt, còn được gọi là “nghịch phong nhĩ”.
Tai úp, tai ngửa và tai thẳng
– Tai úp là loại tai mà phần mặt phẳng của tai hợp với mặt phẳng của mặt, nhỏ hơn một góc 90 độ.
– Tai ngửa là khi mặt phẳng của tai hợp với mặt phẳng của mặt, lớn hơn một góc 90 độ.
– Tại thẳng là khi góc đó bằng 90 độ.
Tựu chung lại mà nói thì tại tốt là tai dài, to, cứng nhưng phải bán dày dặn, hình dạng luân quách phân biệt rõ ràng, phía trên của tai ca ngang với lông mày, phía dưới bằng với lỗ mũi, không thiên lệch về trước hay chệch về sau, cũng không được có hình dạng to bè ra như cái quạt. Người nào mà có được đôi tai đắc cách thì cho dù các cơ quan ba vị khác trên khuôn mặt có chút khiếm khuyết thì cũng không ảnh hưởng gì, hung rồi lại hóa cát.
Lỗ tại nhỏ nhắn, hơi mỏng, lại thêm không có dái tai, hoặc tuy có dái tai nhưng dái tai lại cong queo không ngay thẳng thì đây cũng gọi là yểu mệnh, cho dù các bộ phận khác có đẹp thì cũng vô tác dụng.
Sự dài hay ngắn, dày hay mỏng của tai phải cân đối hài hòa với hình dạng của khuôn mặt, mặt dài thì tai dài, mặt ngắn thì tai ngắn, mặt béo thì tai phải dày. Còn mặt xương tại mỏng, mặt ngắn tai ngắn hoàn toàn không phải là tướng tại tốt.