Tai ép sát đầu (Thiếp não nhĩ)
Đặc trưng của loại tai này có vành tai ngoài tuy không dài nhưng bề ngang rất rộng, vành tai tròn trịa nổi rõ và tươi nhuận là người có tính hiền lương, trung thực, tín nghĩa. Nếu đi với lông mày và cặp mắt tươi tắn, Lưỡng quyền cân xứng thì đúng là quý tướng, phúc lộc có thừa. Nhưng nếu Ngũ quan khuyết hãm thì tuy là người hiền tài nhưng phải chịu gian truân nhiều.
Trong sách tướng loại tai ép sát vào đầu, dái tai hướng về phía miệng, nhìn đối diện có cảm giác dường như không có tai, cái này được gọi là tướng đối mặt không thấy tai”. Người có tướng này là người rất lương thiện, thích giúp đỡ người khác, nếu có thêm dái tai to, hơi chếch phía miệng thì đây được gọi là “minh cầu triệu hải”. Cả đời không phải lo lắng về cơm áo gạo tiền, trong đời luôn gặp nhiều may mắn.
Tai thuộc hành Kim (Kim nhĩ)
Là loại tai góc cạnh, tai bên ngoài hơi mỏng, vành tại trong chạy song song với vành tai ngoài rất đều đặn, dáng cao lại thêm màu sắc trắng hồng có khi còn hơn cả da mặt, chủ về người thông minh tài giỏi.
Những loại kim nhĩ hay bị Ngũ quan khắc chế cho nên có thể rất phú quý nhưng lại không được lâu bền, thường hay khốn khó hoặc Cô độc về sau. Nếu được phối hợp đắc cách với Ngũ quan và dáng người thanh thoát thì đến cuối đời vẫn giữ được danh tiếng.
Tai thuộc hành Mộc (Mộc nhĩ)
Tai Mộc nhĩ dài nhưng hẹp, vành tại cả bên trong lẫn bên ngoài đều mỏng, là người tỉnh tình lập dị khác người, trong cuộc sống hay lao đao lận đận và Cô độc. Loại tại này thường là người khắc khổ, xung khắc với mọi người xung quanh và hay bị cô lập, nên thường là người không có sự nghiệp hoặc có đời sống vất vả. Nếu tại hành Mộc có vành tai trong nổi hẳn lên hoặc đắc cách với các bộ vị khác thì tuy giàu có nhưng đường tình duyên và gia đình lại lận đận.
Tai thuộc hành Thủy (Thủy nhĩ)
Thủy nhĩ là loại tai có dái tai dày và lớn, vành tai trong ngoài đều có những đường uốn lượn như sóng nước rất đều đặn, màu sắc hồng nhuận, chủ về học vấn xuất chúng, người Cơ mưu khôn lường, rất giỏi quyền bính.
Loại tai này dù phối hợp với Ngũ quan đắc cách hay không đắc cách đều là người phú quý, nhưng tùy theo trường hợp mà có mức độ phú quý khác nhau. Loại tai này phù hợp với nữ giới hơn là nam giới, nếu phối hợp với ánh mắt sáng sủa, giọng nói thanh thoát thì đây ắt hẳn là người nhiều phúc đức, cuộc sống an nhàn trọn đời.
Tai thuộc hành Hỏa (Hỏa nhĩ)
Hỏa nhĩ là tại có vành tai ngoài gẫy khúc, mỏng manh, hơi nhọn ở phía trên, vành tai trong nổi rõ và | lấn lướt vành tai ngoài là người tính tình lập dị, Cô độc, thích sống thu mình.
Loại tại này thường là người không có công danh Sự nghiệp, lại xung khắc với gia đình, cuối đời phải chịu cảnh cô đơn.
Loại tai này hợp với đàn ông có tướng Ngũ lộ, kể cả có là đại quý tướng thì cũng không được may mắn về đường gia đạo, số không được hưởng an nhàn cho dù cuộc sống không hề khốn khó.
Tai thuộc hành Thổ (Thổ nhĩ)
Thổ nhĩ có bề cao và bề ngang cân xứng, hình dáng của nó khá đặc biệt là hơi vòng ra ở phía giữa vành tai. Thường thì Thổ nhĩ lớn vừa phải, vành tai bên trong nổi lên rõ rệt, dái tai dày và lớn, là người rất cố chấp, bảo thủ. Nếu phối hợp đắc cách lại thêm màu sắc hồng hào tươi nhuận, cân xứng với khuôn mặt là người có số sống thọ.
Tai xòe như hoa nở (Khai hoa nhĩ)
Gọi là tai nở hoa là vì hình dáng của vành tại không chỉ mỏng, mà còn mở rộng ra, bên trong có nhiều lần gần nhấp nhô trông giống như một cánh hoa đang nở, có màu trắng hoặc hơi ngả chứ không được hồng hào. Đây là người từ nhỏ đã khắc thân thuộc, tính tình hời hợt phóng túng, thích trau chuốt cho vẻ bề ngoài.
Đây là người có sự nghiệp không được ổn định, lênh đênh vô định. Nếu tai nở hoa này mà được phối hợp với Ngũ quan đoan chính, tươi nhuận thì sẽ đỡ hơn chút, nhưng có giàu có thì lại tiêu phá hết, cho nên về già vẫn bị nghèo túng. Người có loại tai này thì rất giỏi về nghệ thuật, nhưng đi kèm với đó còn là kẻ trắc nết lăng loàn, về già tay trắng vẫn hoàn trắng tay, Cô đơn một mình một bóng.
Tại hình quạt (Phiến phong nhi)
Đây là loại tai có hình dạng cái quạt, vành tai bên ngoài mỏng và hơi hướng lên phía trên, dái tai dường như không Có hoặc có mà ép sát vào khuôn mặt. Loại tai này cũng được xếp vào hàng phá tướng số không được hưởng gia sản của tổ tiên, nếu được hưởng thì cũng tiêu tán.
Những người có tài dạng này, tài năng kém cỏi, cuộc đời phải bôn ba khó nhọc. Nếu phối hợp với Ngũ quan khuyết hãm thì càng xấu hơn, cuộc đời bôn ba trôi nổi, hậu vận cùng quẫn, không nơi nương tựa. Còn nếu được phối hợp với Ngũ quan tốt thì còn đỡ hơn một chút, tuy có khốn khó nhưng về già vẫn còn Có chỗ nương tựa.
Tai lông chim hình mũi tên (Tiễn cũ nhĩ)
Đây là loại tai có đầu nhọn hẳn lên, cao hơn đường trên lông mày, Thùy châu không có, hoặc có thì quá nhỏ khiến đuôi tại dựng thẳng lên theo vành tại thành hình mũi tên chỉ lên trời, là người từ nhỏ đã Có nhiều bệnh tật, khắc người thân thuộc.
Loại tai này là biểu hiện rất xấu đối với sự nghiệp, nếu được Ngũ quan toàn vẹn thì cũng gọi là người có chút gia sản nhưng cuối cùng cũng vẫn là kẻ trắng tay. Thường những người có tài đuôi tên khá lao khổ, về già hay chết bởi bệnh tật.
Tai lừa (Lư nhĩ)
Loại tai này có hình dáng giống tại lừa, vành tai ngoài lớn và mọc cao, vành tai trong mềm mại, màu sắc hồng nhạt, dái tai tuy nhỏ nhưng đầy đặn và hơi trễ xuống một chút, là người vốn dĩ có xuất thân nghèo hèn. Nhưng đây cũng là người có bản chất lương thiện, ít suy nghĩ, là người cần cù bù thông minh, về sức khỏe thì khỏe mạnh ít bệnh tật. Nếu phối hợp với Ngũ quan đắc cách thì cũng có chút tiền của, sống thọ nhưng cô đơn. Còn ngược lại nếu phối hợp với Ngũ quan khuyết hãm thì tuy làm việc vất vả mà cả đời vẫn nghèo khổ, hậu vận không nơi nương tựa.
Tai lợn (Tru nhĩ)
Loại tai này có hình dạng rất lớn, vành tai ngoài dày dặn lấn lướt khiến vành tai trong bị lu mờ, có cảm tưởng như không hề có, hoặc có mà nhìn không ra, tại mọc hơi trễ xuống, dái tai tuy rất to nhưng tròn trịa và không hề bị thòng xuống. Là người tính tình ngu muội, dung tục, lười biếng. Người có tài này thường là kẻ hời hợt, tham ăn tham uống, không có tâm cơ. Tai lợn mà được phối hợp với Ngũ quan tốt thì cũng là người làm nên sự nghiệp lớn, nhưng rồi về già lại chính mình phá tán của mình.
Tai chuột (Thử nhĩ)
Loại tại này có vành tai dài và hẹp, hơi nhỏ ở phần dưới, vành tai bên trong mờ nhạt hoặc không có, tại rất nhỏ. Đây là người đa nghi, gian vặt, tính tình thì tham lam, trí trá, trong cuộc sống cũng như trong Công việc hay dùng thủ đoạn tiểu nhân để đạt được mục đích. Nếu phối hợp với Ngũ quan đắc cách thì là người cũng có năng lực, nhưng số phải đi xa. Nếu phối hợp với Ngũ quan khuyết hãm thì cuộc đời long đong vất vả, có số phải bôn ba chợ búa để mưu cầu cho cuộc sống.
Tai xệ xuống vai (Thùy kiên nhĩ)
Loại tai này có dái tai lớn và đầy đặn, dái tai thậm chí hơi trễ xuống phía dưới nhìn tựa như giọt. nước, tại dáng dài nên mọc cao hơn đường trên của lông mày, vành tai ngoài dày và hồng hào, vành tai trong đầy đặn, rõ ràng mà không bị gẫy khúc. Đây là loại tại trường thọ quý cách. Tai này nếu phối hợp với khuôn mặt khôi ngô, vầng trán cao rộng, mũi sư tử, và mắt rồng thì là đắc cách, cả đời sống trong vinh hoa phú quý.
Tai mọc thấp (Đê phản nhi)
Đặc điểm của loại tai này là tai nhỏ bé, mọc khá thấp, vành tai ngoài mọc hướng về phía sau gáy và khá mờ nhạt, vành tai trong to cao lấn hẳn vành tai ngoài. Về phương diện vận mệnh thì đây là loại tai xấu, nhỏ thì xung khắc với cha mẹ, gây hao tài tốn của, lớn thì cuộc sống lênh đênh, lận đận không được nhờ vả anh em họ hàng, về già cô độc, chết phải nhờ người dưng nước lã.
Tai quân cờ (Kỳ tử nhĩ)
Đặc điểm của loại tại này là nhỏ nhưng khá tròn trịa và đầy đặn, vành tai ngoài không bị khuyết hãm, còn vành tai trong thì không lấn lướt vành tai ngoài, về tổng thể thì cả hai vành tai đều rất cân xứng. Điểm đặc biệt của hình quân cờ chính là hình thế và màu sắc của nó, rất phù hợp với khuôn mặt và luân quách.
Chính điểm này đã hạn chế cho hình thái của tai, cho nên tiền vận long đong nhưng đến tuổi trung niên sẽ tiến đạt về danh lợi. Theo cuốn “Tương pháp nhập môn” đây được gọi là loại tai tiểu phú quý, nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ trở thành đại phát.
Ngoài ra, phép xem tướng trong tai tướng học còn rất quan tâm đến mang tai.
Mang tai hay còn gọi là tại cốt là phần trung gian giữa cằm và Lưỡng quyền, nhìn nghiêng thì thấy rõ hơn. Sách tướng cổ thường ít đề cập đến phần tại cốt là bởi vì những điều ghi lại trong cổ thư phần nhiều thiên về vận mệnh, ít khi thiên về cá tính mà tại cốt không có vai trò đáng kể trong lĩnh vực này.
Ý nghĩa về cá tính tại cốt được coi là phần tướng về tâm tướng bí truyền và nó chỉ được lưu lại bằng lối tâm truyền. Do đó, đối với cổ nhân điều gì đã gọi là tâm truyền thường ít ghi lại trên giấy trắng mực đen, hoặc có ghi thì cũng chỉ ghi lại một vài yếu khuyết giản lược, cho nên người ngoài khó lòng mà lĩnh hội đầy đủ được các ý nghĩa của nó.
Mang tại có các dạng thức chính yếu như sau:
– Mang tai vuông xuôi.
– Mang tai bạnh.
– Mang tại hóp.
– Mang tai buông xuôi
Loại mang tai vuông xuôi có góc hơi vuông ở phía dưới và góc chiếu thẳng của mạng tại gần như dụng thành một đường thẳng đứng chạy từ tai xuống. Loại mang tai này thường phối hợp với loại cằm nở nang
thích đáng, loại mang tai vuông xuôi tượng trưng cho gia vận hàng vượng lúc tuổi già, được nhiều người giúp đỡ trong mọi công việc. Nói tóm lại thì đây là loại phúc tướng.
Mang tai bạnh
Đặc điểm của loại mang tai này là phần dưới kể từ chỗ tiếp giáp với Lưỡng quyền nảy nở một cách đặc bi : khiến cho khuôn mặt phía dưới nở phình ra trong tương tự như mang của loài rắn đeo kính mỗi khi nó định cắn hay mổ vào vật gì trước mặt.
Về mặt mệnh vận: Phối hợp với Ngũ quan cân xứng, loại mang tai bạnh là kẻ dễ thành công trên đường công danh sự nghiệp. Tuy nhiên, cuối đời thường thê thảm ít khi được chết lành.
Về mặt cá tính: Đây là một trong vài dấu hiệu đặc thù nhất của kẻ tâm địa độc ác, thâm hiểm khôn lường, bình thường làm việc gì cũng nghĩ tới mình trước hết. Họ có thể giúp ta và chịu thiệt đôi chút, miễn là họ lời nhiều hơn, nhưng đến khi thực sự đụng chạm tới quyền lợi to lớn như danh vọng, chức vụ thì họ không hề thương tiếc sẵn sàng bán đúng bạn với bất kỳ giá nào. Tục ngữ Trung Hoa có câu “Kẻ mang tai bạnh ra không có láng giềng” là để ám chỉ cá tính đặc biệt của loại người trên.
Đời Tam Quốc, Ngụy Diên đầu quân dưới trướng của Khổng Minh và tỏ ra là một vị tướng quân nổi tiếng, tài ba, dũng cảm nhưng lại có tướng “não hậu kiến tại”. Khổng Minh gọi là phản cốt tướng. Tuy vậy, đối với vị quân sự nổi tiếng ở cách nhìn nhận thế cuộc như Gia Cát Lượng thì việc cần cái tài và dũng của Ngụy Diên lúc đó là rất cấp thiết và vô hại cho đại cuộc lúc ông còn sống. Để đề phòng hậu họa, Khổng Minh đã sắp sẵn diệu kế để mai sau sẽ dùng đến. Về sau, khi Khổng Minh từ trần, binh quyền được giao lại cho Khương Duy cùng với cẩm nang diệu kế. Quả đúng như lời tiên đoán của Khổng Minh lúc sinh tiền.
Ngụy Diên trở mặt đánh lại quân Thục, chỉ vì hắn thấy quyền lợi và khát vọng thực sự của mình bị Khổng Tử trao lại cho Khương Duy chứ không trao cho hắn. Rốt cuộc tại trận tiền, Khương Duy theo lời dặn trong cẩm nang của Khổng Minh, đem lời khích bác Ngụy Diên. Ngụy Diên lên tiếng thách đố “Ai giám giết ta”. Đúng lúc hắn đang dương dương tự đắc thì một người tâm phúc của Khổng Minh mai phục sẵn trong hàng ngũ của hắn đã chém bay đầu kẻ phản thân trước ba quân.
Mang tai hóp
Đó là hiện tượng ngược lại với mang tai bạnh. Mang tại đi đôi với Địa các nhỏ nhọn, tạo thành khu vực Hạ đình hẹp, tượng trưng cho hậu vận cô đơn. Chẳng những vậy, kẻ có loại mang tài này, khi gặp hiểm nghèo, ít được người ta giúp đỡ.
Về mặt cá tính: tính nết căn bản trội yếu của loại cằm và mang tai kể trên quá thiên về tính toán thiệt hơn, chỉ nghĩ và xem lợi ích của bản thân là chuẩn đích, ít khi chịu dung hợp giữa lợi ích của mình với lợi ích của người khác.