Về mặt quan sát, miệng môi hay môi miệng đều được xem như là một cơ cấu duy nhất với tên gọi là “Xuất nạp quan”. Trong tương pháp thì miệng được gọi là “Hà đậu”. Thế nên mới nói miệng cần phải sâu rộng, màu sắc tươi tắn thì đắc cách.

Nếu môi trên và môi dưới mà bất cân xứng, hoặc thái quá là kẻ thọ mệnh ngắn ngủi, vãn niên vô phúc.

Về mặt Ngũ tinh thì miệng được mệnh danh là Thủy tinh, cho nên miệng phải vuông vắn, khi ngậm miệng nhìn thấy nhỏ, còn khi há miệng thì thấy rộng lớn. Nhân trung phải sâu và dài, rằng phải đều thì đường Quan lộc mới thịnh vượng. Nếu môi hếch, răng lại hô hoặc lộ xỉ, cao thấp không đều nhau, khóe miệng lại cong vòng xuống phía dưới là tướng nghèo hèn.

Tướng miệng phú quý, may mắn, cát tường

Miệng anh đào

Đặc điểm: Miệng tròn, môi dày, nhỏ và vuông, khóe miệng hướng lên trên, sắc môi đỏ tươi, răng như hạt lựu, khi cười giống hoa sen nở. Người có miệng này thông minh, nhân hậu, sống có tình có nghĩa và nhất định sẽ gặp được chồng phú quý.

Miệng rồng

Đặc điểm của miệng rồng là hai môi đầy đặn, ngay ngắn, khóe miệng hướng lên trên, sắc môi hồng tươi, hàm răng chắc khỏe trắng đều, dáng miệng dễ nhìn có nét thanh tú. Đây là tướng miệng của người có chức vụ và địa vị cao trong xã hội. Họ có tài lãnh đạo và chỉ huy người khác.

Miệng ngắm trăng

Miệng cong lên giống như đang ngắm trăng, răng trắng môi đỏ là đặc điểm của miệng ngắm trăng. Người có miệng này có khiếu về văn học nghệ thuật. Họ sống có tinh thần trách nhiệm cao, khéo đối nhân xử thế, thành đạt sớm, có hậu vận tốt đẹp.

Miệng vuông

Miệng vuông còn gọi là miệng hình chữ tử. Đặc điểm của nó là trông giống như hình vuông, khóe miệng hai bên đối xứng nhau, môi đỏ như son, cười không lộ rằng, khi ngậm miệng lại hai môi trên dưới khép kín tạo thành những góc vuông đầy đặn. Người có tướng miệng như vậy rất thật thà trung hậu, phúc lộc song toàn, cuộc đời được hưởng vinh hoa phú quý.

Miệng trâu

Hai môi rất dày, miệng to, lưỡi dài, răng trắng là đặc điểm của tướng miệng trâu. Chủ nhân của tướng miệng này là người lanh lợi, khéo léo, sống có tình nghĩa. Cuộc đời an nhàn, có phúc lộc, sống trường thọ.

Miệng vòng cung

Đặc điểm của miệng vòng cung là miệng cong lên trên giống như hình vòng cung, môi đầy đặn, sắc hồng nhuận. Đây là tướng miệng của những người thông minh, rất thành công nếu đi theo sự nghiệp nghiên cứu khoa học hay phát minh sáng chế. Chủ nhân tướng miệng này có tính tình khảng khái, hào phóng, có ý chí mạnh mẽ. Cuộc đời an nhàn, phú quý và phúc thọ tới một cách tự nhiên.

Miệng hổ

Đặc điểm của miệng hổ là môi mềm mại, thu lại ở giữa, miệng rộng đủ đút lọt nắm tay, khóe miệng hướng lên trên. Đây là tướng miệng giàu sang phú quý, thông minh lanh lợi nhưng đôi lúc không chân thật.

.

 

Tướng miệng nghèo khó, hay gặp vận xui

Miệng cá chép

Đặc điểm của miệng cá chép là miệng mỏng, môi rộng, khóe miệng nhọn, trễ xuống, sắc môi không tươi, răng không đều. Chủ nhân của tướng miệng này cả đời phiêu bạt, cuộc sống lúc nào cũng túng thiếu.

Miệng thuyền úp

Hai bên khóe miệng trễ xuống một cách khác thường, trông giống như thuyền úp, sắc môi không tươi là đặc điểm của tướng miệng thuyền úp. Người có miệng như vậy phải sống xa quê hương từ nhỏ, cả đời vất vả, bôn ba trên con đường mưu sinh, cuộc sống cô độc.

Miệng lợn

 

Đặc điểm của miệng lợn là môi trên dày, nhô ra phía trước và phủ lên môi dưới, môi dưới nhọn, nhỏ, mỏng, ngắn và thu vào trong, hai khóe miệng trễ xuống. Chủ nhân là người có đầu óc kém linh hoạt, tính hung tợn, khó có thể gặt hái được thành công trong cuộc sống, hậu vận về già không mấy tốt đẹp.

Miệng dê

Miệng dài và nhọn, môi mỏng, trên dưới không có râu ria. Người có miệng như vậy thường ít nhân duyên, không được mọi người tin cậy và quý mến. Sống thiếu ý chí, khó có thể gặt hái được thành công trong sự nghiệp, thời trẻ ăn chơi sa đọa, vận số không được tốt đẹp.

Miệng lệch

Đặc điểm của miệng lệch là miệng bị méo, trên dưới không cân xứng, môi có ít nếp nhăn, to mà không thu lại. Những người bị miệng | lệch bẩm sinh (không kể bị méo miệng do trúng gió) thường sát cha và mẹ. Do đó, người có tướng miệng này không nên sống cùng gia đình. Là người vợ, họ thường không mấy chung thủy. Là người con, họ sống bất hiếu. Cuộc đời khó mà trường thọ.

Tướng miệng lệch cũng cho thấy, chủ nhân ăn nói hùng hồn nhưng không có tài năng, tư duy kém, ít thành công.

Miệng ống bể

Miệng nhọn, không thu lại, môi vẩu hở rằng, khóe miệng trễ xuống trông giống ống bễ, hơn nữa môi trên ôm lấy môi dưới, còn đượC gọi là miệng lôi công. Người Có miệng như vậy tính tình cục cằn, thô lỗ, cả đời vất vả, cô đơn.

Trong cuốn “Người đàn bà và tướng mệnh học” có luận về tướng miệng nữ nhân như sau:

Trước khi xem hình tướng của cái miệng thì phải xem lời ăn tiếng nói tức là khẩu đức của người đàn bà đã. Nói đĩnh đạc, ôn hòa vừa đủ những gì cần nói gọi là khẩu đức. Nói nhiều, nói láo, nói dối và nói tục gọi là khẩu tặc. Đàn bà miệng hương sen bình tưới nước hay miệng rộng đến mang tai thường phạm vào tường khẩu tặc. Nữ nhân nên có cái miệng vừa phải, đều đặn, vuông vắn.

Trong sách “Tướng nhân thuật”, tác giả Phong Vân Tử đưa ra 12 loại miệng:

– Miệng mỉm cười (vi tiếu chi khẩu), nhân tính ôn hòa.

– Miệng hay than thở (ngữ ai chi khẩu), biểu thị sự uất ức.

– Miệng chấn tĩnh (chấn tĩnh chi khẩu), biểu thị sự quyết tâm.

– Miệng đờ đẫn (thái nhân chi khẩu), biểu thị tính bừa bãi, vô trật tự, buông thả.

– Miệng cẩn thận (cẩn thận chi khẩu), biểu thị khả năng giữ kín mọi việc.

– Miệng phong nhã (phong nhã chi khẩu), biểu thị tính hay làm dáng, hào hoa.

– Miệng quá rộng không thu vào được (khoát đạt chi khẩu), biểu thị tính không kiềm chế tham thực và đa ngôn.

– Miệng mọng như quả nhót (tiếp hấp chi khẩu), biểu thị tính đa tình.

– Miệng rộng mà lệch (thiên thoát chi khẩu), biểu thị tính chất dễ bị người khác khó chịu hoặc ghét bỏ.

– Miệng cười lạnh nhạt (lãnh tiếu chi khẩu), biểu thị tâm địa độc hoặc ưa chế diễu.

– Miệng hễ nói là buông lời oán khổ (oán khổ chi khẩu), biểu thị dễ gặp tai họa hoặc tang chế.

– Miệng hung ác (hung ác chi khẩu) biểu thị tâm địa tàn bạo, cuộc đời gian truân, nghèo khổ.

– Mười hai loại miệng của Phong Vân Tử vừa nói về khẩu hình vừa nói về khẩu đức, trong đó có vài loại miệng cần phải thêm hình thái để có thể nhận ra được dễ dàng. Ví dụ, miệng chấn tĩnh thì đôi môi mỏng ngậm lại thật khít khao, ta thường bảo là môi cắn chỉ; miệng đờ đẫn thì môi trề hoặc trị thiếu sinh sắc; miệng cẩn thận thì môi vuông vắn, ngay ngắn, ngậm lại không thấy kẻ hở, nếu môi thâm là nham hiểm, môi hồng là chính nhân; miệng phong nhã thì đôi môi dày vừa phải, hồng nhuận, góc miệng đưa lên như vầng trăng treo. Khẩu đức căn bản của đàn bà thu vào mấy chữ: “Khổ vô oán ngôn”, nghĩa là: không bao giờ Có một lời oán cảnh ngộ khó khăn của mình, bình tĩnh nhẫn nại để mà vượt gian nan. Như vậy là toàn khẩu đức.

Tướng cách tốt của miệng

Tướng sư Hứa Phụ dạy rằng:

– Khẩu dốc như cung (Góc miệng như hai đầu dây cung uốn lên). Nếu góc miệng chạy xuống trong miệng giống như cái thuyền lật úp là hỏng, nếu uốn lên thì phải ngang chứ đừng chúc xuống.

– Khẩu dốc như cung vị chí tam công (Góc miệng như hai đầu cung uốn cong khả dĩ càng đáng nổi ngôi vị tam công, đàn bà duyên dáng cao sang).

– Khẩu như hàm đan (Miệng như ngập son). Đôi môi đỏ hồng, nếu môi như gan gà là cực xấu, đa dâm và bại nghiệp.

– Khẩu dốc hàm đan bất thụ cơ hàn (Miệng đỏ như son không bao giờ sợ đói rét). Đàn bà môi hồng nhuận, chồng yêu quý vô cùng.

– Khẩu phương tứ tự (Miệng như chữ tử). Môi trên, môi dưới đều nhau cân xứng, không môi mỏng môi dầy, thật ngay ngắn, vuông vắn, môi phải có gờ môi nhưng không được môi cong.

– Khẩu phương tứ tự, tín nghi chân. Miệng chữ tử là người có tín nghĩa.

Tướng cách xấu của miệng

Tướng sư Hứa Phụ dạy rằng:

“Khẩu như súc nang, như suy hỏa, tiêm nhi phản thiên nhi bạc, hữu văn lý nhập khẩu”. (Miệng như túi rúm, như thổi lửa, mỏ dầu môi cong, miệng lệch môi mỏng, có vết chạy vào miệng). Hết thảy đều là tướng cách xấu của miệng.

– Khẩu như súc mang, ngã tử vô lương (Miệng như cái túi thắt, làm ăn lầm lụi mà chẳng đủ ăn).

– Khẩu như suy hỏa cơ hàn độc tọa (Miệng chụm lại như thổi lửa nghèo khổ Cô đơn).

– Tung lý nhập khẩu ngã tử (Có vết chạy vào miệng chết đói).

– Tiêm nhi phân, thiên nhi bạc tiện bần (Miệng nhọn môi cong, môi mỏng miệng lệch, nghèo hèn).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *