Tướng phụ nữ khó có hôn nhân hạnh phúc
Diện tướng (tướng mặt) của phụ nữ hội đủ cả ba đặc điểm: trán rộng, miệng rộng, gò má (Lưỡng quyền cao, tướng thuật gọi là “tam quyền”. Điều đó có nghĩa dù có lấy đến ba đời chồng thì cuộc sống hôn nhân của họ cũng khó có được hạnh phúc trọn vẹn.
Không thể phủ nhận rằng phụ nữ trán cao và rộng là người có lý tưởng, lý trí mạnh mẽ. Họ thông minh, có khả năng phán đoán tốt. Là người có ý thức bản thân cao nên trong cuộc sống gia đình, họ thường tranh cãi với chồng, không phục tùng chồng.
Kiểu phụ nữ này dù trong gia đình hay ngoài xã hội đều thích can thiệp vào mọi chuyện, thích phát biểu ý kiến của riêng mình. Họ có tham vọng chỉ huy người khác, có tính tự lập cao. Phụ nữ “tam quyền” tuy đường nhân duyên không mấy tốt nhưng vẫn khí của họ lại rất tốt đẹp.
Phụ nữ có tướng này nên cố gắng điều chỉnh bản thân để tạo lập cuộc sống hôn nhân hài hòa hơn,
Tướng phụ nữ có tình duyên xấu
Tướng đẹp thì hình ảnh cuộc sống giản đơn chỉ cần mấy chữ hạnh phúc, sung sướng là đủ. Những tướng xấu thì quá đỗi đa đoan, phong trần, truân chuyên, yếu chiết, cách chia bị bỏ rơi, bị đào sắc án phiền lụy đến hình ngục có khi đưa đến tấm thân chỉ họa, chống đần, chống hàn…
Nhưng chỉ ngách trường ngách hậu trường Hình phu khắc tử quyết nan đương.
(Nếu mặt đã dài, trán còn cao quá nữa thì hình phu khắc tử không ai kham nổi).
Mặt dài, trán cao gọi là mã diện, người đàn bà mã diện hay Cô độc không lấy chồng, hoặc khắc phu lấy chồng chồng chết, hoặc dính vào mối tình bất chính mà khổ đau trong tâm.
Những tưởng xấu của đàn bà còn có:
– Nhĩ trá tị khúc, cửa vào tai rất hẹp, mũi cong, mũi gãy.
– Tị lương hữu tiết, sống mũi có đốt phình ra như đốt tre.
– Cốt hoành diện xác, xương lộ theo chiều ngang, mặt đen.
– Phát thô sáp, tóc thô bù xù và ráp không óng mượt.
– Cảnh đoản diện tróc, cổ ngắn mặt dài như chùn lại.
– Thanh cổ phát hoàng, tiếng nói rè rè, tóc vàng.
– Nhãn khởi tạm gốc, mắt hình tam giác.
Có những tướng kể trên là người ác tâm, tình duyên do ác tâm đó mà hoại.
– Tỵ câu hữu văn, mũi quặp có vết.
– Sơn căn trung đoạn, gốc mũi gầy lõm.
– Nhãn trường vô cái, mắt dài mà lông mày sơ bạc ngắn héo.
– Đầu như lập noãn, đầu nhỏ và hình dáng như quả trứng dụng đúng nghĩa là đầu nhỏ mà không tròn.
– Hạ thần quá thượng, môi dưới trề ra và quá dầy lại đưa lên trên trong khi môi trên quá mỏng.
Có những tướng trên đây là người quá ích kỷ, ưa gây phiền toái, tình duyên do đó mà hoại.
Không bao giờ đoán tường, luận tướng tình duyên phụ nữ mà được phép quên câu quyết sau:
“Sinh hữu phú quý tướng giả bất giá bần tiện chi phu
Sinh bần tiện tướng giả bất nhập quý nhân chi thất”.
(Sinh ra có tướng phú quý tất không lấy chồng hèn
Sinh ra có tướng bần tiện tất không được vào nhà phú quý).
“Đông Chu Liệt Quốc kể chuyện vợ Bách Lý Hề là Đỗ Thị khi chồng còn nghèo đói chưa nên danh phận thì cùng chồng lam lũ vất vả. Bách Lý Hề đi tìm công danh, Đỗ Thị lại càng khổ cực hơn bỏ xứ mà đi làm nghề giặt thuê. Đến lúc Bách Lý Hề làm tể tướng nước Tần, Đỗ Thị đã nghe tiếng nhưng hai ba lần trông thấy ngồi xe đi qua mà không dám nhận. Bấy giờ trong dinh Bách Lý Hề cần một người giặt thuê, Đỗ Thị tình nguyện xin vào giặt làm lụng rất chăm chỉ, người nhà đều có lòng yêu mến nhưng vẫn chưa một lần giáp mặt Bách Lý Hề.
Một hôm, Bách Lý Hề ngồi ở nhà trên, các phường nhạc gảy đàn thổi sáo ở dưới thềm.
Đỗ Thị mới nói với người nhà rằng:
Tôi cũng biết âm nhạc, xin cho tôi đến dưới thềm nghe một vài bài đàn. Người nhà đưa Đỗ Thị đến dưới thềm nói chuyện với các phường nhạc. Các phường nhạc hỏi Đỗ Thị rằng: “Trong các nghề âm nhạc, chị biết những thứ nào?”
Đỗ Thị nói: “Tôi biết gảy đàn lại biết hát nữa”.
Các phường nhạc liền đưa cho cây đàn cầm, Đỗ Thị ôm đàn gảy nghe tiếng rất ai oán. Thấy hay, các phường nhạc lại bảo Đỗ Thị hát một bài. Đỗ Thị nói: “Từ khi lưu lạc tới đây, tôi chưa hề cất tiếng hát bao giờ, nay tôi muốn xin lên nhà trên hát hầu quan tể tướng một bài.”
Các phường nhạc lên nói với Bách Lý Hà, Bách Lý Hề cho lên. Đỗ Thị cúi đầu khép nép rồi cất tiếng hát. Hát rằng:
“Bách Lý Hề năm bộ da dê Nhớ ngày nào cùng nhau ly biệt mổ con gà mái ấp thả nồi cơm gạo vàng. Chứ thường thì thường ngày nay giàu sang quên ta sao? Bách Lý Hề năm bộ da dê
Cha ăn thịt cá, con đói khóc dài, chồng mặc gấm vóc vợ giặt thuê hoài Chứ thường thì thương ngày nay giàu sang quên ta sao? Bách Lý Hề năm bộ da dê
Nhớ ngày xưa tiễn chàng ra đi thiếp tôi nước mắt chứa chan, tới bây giờ chàng ngồi đó thiếp tôi đứt ruột đôi con.
Chứ thường thì thương ngày nay giàu sang quên ta sao?”
Bài ca thảm thương của Đỗ Thị chính là hoàn cảnh của người vợ có tướng mệnh chỉ chịu nhục nhã vất vả với chồng mà không được hưởng phú quý, vinh hiển của chồng.
Tô Tần ở nước Tần hơn một năm nữa, trăm lạng vàng đều đã tiêu hết, chiếc áo diên cừu đen cũng rách mướp ra không còn biết xoay xở vào đâu đành phải bán xe ngựa và đầy tớ lấy tiền làm lộ phí rồi quẩy khăn gói đi bộ về nhà, mẹ già thấy con đói khổ đem lời mắng nhiếc, vợ đang dệt cửi trông thấy cứ ngồi yên chẳng thèm ra chào hỏi. Tần đói quá xin chị dâu chén cơm ăn, chị dâu từ chối là không có củi chẳng chịu nấu cơm cho. Tần chảy nước mắt nói rằng: “Cái thân bần tiện, vợ không Còn coi là chồng, chị dâu không còn coi là em, mẹ không còn coi là con”.
Đến khi Tô Tần được làm tướng quốc của sáu nước, trên xe đi về qua Lạc Dương, nghi trượng cờ quạt, tiền hộ hậu ủng, xe ngựa và xe chở đồ liên tiếp đến 20 dặm không hết, uy nghi như một vị vương giả, đi dọc đường các quan địa phương đều ra lạy chào. Vợ Tần và chị dâu đều nghiêng mặt không dám ngửa trông, phủ phục cả ở ngoài bãi để đón.
Tô Tần ngồi trong xe hỏi chị dâu rằng:
– Chị ngày trước không nấu cơm cho tôi ăn, làm sao ngày nay cung kính quá thế?
– Tôi thấy ngài ngày nay ngôi cao lại nhiều tiền nên tôi phải kính sợ, người chị dâu đáp.
Tô Tần ngậm ngùi than rằng: “Tình đời ấm lạnh, giá con người thành thấp cao”.
Theo tướng lý, vợ Tô Tần đã vì cái tiện tướng nằm trong tâm nên không được cộng hưởng phú quý với chồng, khác với Đỗ Thị vợ Bách Lý Hề, tiện tướng hiện lên mặt.
Thiếp tâm như kính diện
Nhất quy thu thủy thanh
Lang tâm như kính bối
Ma sát bất phân minh
Lang tâm như chỉ diện
Đoạn tuyến tùy phong khứ
Nguyện đắc thượng lâm chi
Vị thiếp vinh lưu trụ.
Nghĩa là:
Lòng thiếp như mặt gương
Lúc nào cũng trong sáng tựa nước hồ thu
Lòng chàng như lưng gương Lau mãi mà vẫn mờ
Lòng chàng như con diều
Đứt dây bay theo gió
Mong sao nó vướng phải cành cây
Để giữ chân chàng lại.
Bài thơ của thi sĩ Hứa Phi nói lên nỗi ai oán của người vợ bị chồng phụ tình trong khi nàng vẫn tha thiết yếu chồng.
Tại sao một tâm hồn đáng quý như thế mà vẫn bị tình phụ?
Theo nhãn quan của nhà xã hội học hay nhà phân tâm học, nó có cả trăm lý do. Nhưng theo tướng lý thì chỉ cần bảo tướng cách bị khuyết hãm ở đâu đó. Tướng học có thể biết trước cảnh bị tình phụ và khoa xã hội học, phân tâm học giải thích để đưa ra những lý do tạo thành kết quả tình phụ mà tướng học đã đoán trước.
Tướng bị tình phụ thế nào? Sách “Quan nhân ư ơi” viết:
– Hình như khốc dung, hình hài trông giống như người khác, ví dụ tiếng nói chứa đầy nước mắt, lông mày đuôi cúp xuống, miệng xệ nhưnếu.
– Hắc bạch bất minh, mắt long đen ánh đen tràn sang cả lòng trắng không phân rõ lòng trắng lòng đen nữa gọi là hắc bạch mung lung.
– Son căn triết đoan, gốc mũi gãy gục xuống.
– Tỵ tử hân lộ, mũi hếch để lộ cả hai lỗ mũi. – Ngách trá phát đê, trán thật hẹp, tóc xâm phạm vào trán.
– Luân phi quách phản, tai, thành quách không phân minh.
Xin đừng hiểu lầm những tướng trên đây làm người đàn bà xấu đi mà bị tình phụ. Đọc mấy chữ mũi hếch hay trán hẹp hay mắt đen trắng | bất minh có thể dễ bị hình dung là nhan sắc quỷ dạ xoa. Trái lại, những tướng ấy còn làm cho người đàn bà đẹp lên nhiều lắm. Ví dụ mũi hếch, đầu mũi đưa lên trông khiêu gợi vô cùng, mắt đen ánh tràn sang cả lòng trắng, khả dĩ làm giai nhân thêm vẻ não nùng.
Đọc “Tây Sương Kỷ” của Vương Thực Phủ ai mà không thấy vẻ đẹp của Thôi Oanh Oanh, và ai cũng thương xót hộ nàng khi gặp phải Trương Quân Thụy bạc tình.
Thôi Oanh Oanh không phải chỉ là nhân vật tiểu thuyết, nàng CÓ thật bằng xương bằng thịt hẳn hoi, cả cái tên Oanh Oanh cũng thật nữa.
Còn Trương Quân Thụy tức là thi sĩ Nguyên Chấn đời Đường đã được đổi tên trong tiểu thuyết.
Tiền hiền tướng sử ghi: “Vì Oanh Oanh có đôi mắt ánh đen tràn ra khắp mắt nên bị tình phụ. Nguyên Chấn tự là Vi Chi, thuở nhỏ nhà nghèo lắm phải ở với ông anh rể nuôi cho ăn học. Ngoài hai mươi tuổi mới sống cuộc đời tự lập, Chấn về Bồ Châu, một trung tâm thương mại đương thời nằm giữa hai kinh đô Lạc Dương và Tràng An Bộ Châu là nơi có lắm kỹ nữ tài sắc và Oanh Oanh đang là hoa khôi khắp kỹ viện, cả về tài hoa lẫn nhan sắc.
Nguyên Chấn đã gặp Oanh Oanh trong một lần đi thăm cảnh chùa. Cảm mến tài thi phú, Oanh Oanh chấp nhận sống với chàng, chưa có nghề nghiệp, Nguyên Chấn không có tiền. Khi lên kinh đô đi thi, Oanh Oanh còn phải đưa tiền cho Nguyên Chấn làm lộ phí.
Thi đỗ, Chấn tính chuyện làm quan. Xã hội Đường triều hoạn lộ cao thăng tất phải bước được vào cửa ngõ của danh gia vọng tộc, nếu không thì suốt đời không tiến được.
Trước mặt Nguyên Chấn chỉ có một lối đi là nhờ hôn nhân để bước vào giới những danh gia vọng tộc. Do đó, Nguyên Chấn phải bỏ rơi Oanh Oanh mặc dầu Nguyên Chấn vẫn yêu Oanh Oanh vô kể.
Hai câu thơ. “Duy trong chung dạ thường khai nhãn
Báo đáp bình sinh bất triển mi”.
(Chỉ còn biết ban đêm mở trong mắt ra
Để mà báo đáp lại ân tình cũ).
chính là tâm sự thương bi của Nguyên Chấn.
Tô Đông Pha vì bất đồng ý kiến chính trị với tể tướng Vương An Thạch nên bị đổi đi làm quan nơi xa đất là đất Hoàng Châu, cũng thể như bị đầy ải vậy.
Chiều hôm tiễn biệt, có ông quan trông coi về chuyển vận họ Tưởng là bạn thân của Tô Đông Pha, ông làm yến tiệc linh đình đãi bạn.
Trong buổi hội, ngoài gia đình quyến thuộc còn có Cô thị nữ trẻ tuổi mà Tô Đông Pha rất yêu tên là Xuân Nương cũng được dự.
Các thị nữ khác đã xin thôi hết vì không muốn đi quá xa. Chỉ có Xuân Nương vì nàng yêu Tô Đông Pha nên ở lại.
Rượu được vài tuần, Tưởng vận quan hỏi Xuân Nương lần này có đi theo đến Hoàng Châu không?
Xuân Nương chưa kịp đáp thì Tô Đông Pha đã nói trước:
Đi Hoàng Châu đường sá xa xôi hiểm trở, hành trình vất vả lắm e không hợp với sức liễu yếu của Xuân Nương nên tôi quyết định trả nàng về với gia đình.
Tưởng vận quan nhanh mồm nhanh miệng đáp:
Nếu như bác không coi tôi là kẻ phàm phu muốn đoạt vật sở thích của người quân tử thì tôi xin đem con ngựa bạch quý báu để đổi lấy Xuân Nương.
Đông Pha gật đầu:
Hay lắm, Xuân Nương về nơi bác còn hơn đi theo tôi muôn dặm đường trường, còn hơn đi về quê nhà lam lũ.
Được Tô Đông Pha đồng ý, Tưởng vận quan men rượu bừng bừng thi hứng dào dạt, ứng khẩu đọc:
“Bất tích sương mao, vũ tuyết đề
Đẳng nhan phân phó thục nga mi
Tuy nhiên kim nặc tê minh nguyệt
Khước hữu giai nhân phụng ngọc chi”.
Nghĩa là:
(Chẳng tiếc con ngựa trắng như tuyết sương
Đem ra để đổi đôi mày tìm người đẹp
Tuy không được nghe tuấn mã gầm thét dưới trăng
Nhưng đã có giai nhân dâng chén rượu ngọc).
Tô Đông Pha cũng ngà ngà đọc lên một bài tứ tuyệt:
“Xuân Nương thử khứ thái hốt hốt
Bất cảm để thanh tại hận trung
Chỉ vị som hành đa hiểm trở
Cố tương hồng phấn hoan tri phong”.
Nghĩa là:
Xuân Nương nàng xa ta trong hoàn cảnh quá vội vàng
Đến nỗi không còn thời giờ mà khóc hận
Chỉ vì chốn núi non hiểm trở
Nên ta mới đem phấn hồng đổi lấy truy phong (ngựa).
Nghe xong bài thơ, Xuân Nương bỗng khóc òa lên khẩn khoản nói:
– Thưa học sĩ, tôi không muốn xa ngài, tôi tình nguyện theo ngài phiêu bạt chân trời góc biển, chịu muôn vàn cay đắng.
Đông Pha lắc đầu bảo:
– Xuân Nương, tôi đã quyết rồi và cái quyết định bạc bẽo ấy chẳng qua cũng chỉ vì hạnh phúc của em mà thôi.
Xuân Nương càng nấc nở nói rằng:
– Tôi thường nghe chuyện Tề Cảnh Công chỉ vì giận ông quan coi ngựa bê trễ để chuồng ngựa bẩn nhơ, đã ra lệnh chém viên quan đó, nhưng tể tướng An Tử cực lực phản đối. Chuồng ngựa của Khổng Tử bị cháy, Khổng Tử chỉ hỏi có ai bị thương không chứ không hỏi đến tổn thất về ngựa. Cổ thánh tiên hiền xưa coi trọng người mà khinh tiện súc vật. Bây giờ học sĩ mang người ra để đổi lấy ngựa, trọng súc vật mà rẻ rúng người.
Nghĩ thân phận tôi đúng là:
“Vị nhân mac tác phu nhân thân
Bách ban khô lạc do tha nhân
Kim nhật thủy trị nhân tiện súc
Thử sinh cẩu hoạt oán thùy sân”.
Nghĩa là:
Làm người không nên làm đàn bà, bao nhiêu đau khổ phải gánh chịu hết, nay lại biết thêm thân phận mình chẳng bằng giống vật, kiếp sống thừa này chẳng biết oán ai?
Bị nghe Xuân Nương trách móc một thôi, Tưởng vận quan hoàn toàn cụt hứng, còn Tô Đông Pha có vẻ hối hận về lối xử sự phũ phàng của mình. Cả hai im lặng suy tư và đâu ngờ Xuân Nương phẫn uất chạy xuống thêm lao mạnh đầu vào gốc cây hòe trong sân. Tô Đông Pha hốt hoảng chạy tới ôm xốc Xuân Nương lên, máu ra đầm đìa trên áo, trên tóc nàng.
Tô Đông Pha nghẹn ngào gọi:
Xuân Nương, Xuân Nương! Em hiểu lầm hảo ý của tôi.
Nhưng Xuân Nương đâu có nghe thấy gì nữa, nàng đã chết ngay trong vòng tay của thi sĩ Tô Đông Pha.
Về cái chết của Xuân Nương, Tô Đông Pha từng được một tướng sĩ đương thời bảo cho hay: “Xuân Nương trán hẹp, có tóc xoáy xâm vào trán, nên lúc nhỏ không mồ côi thì trước ba mươi tuổi phải chết vì mối tình trái oan hay bị tình phụ”.
Tình duyên xấu của người đàn bà có nhiều ngang trái, nhưng tựu trung khả dĩ thu gọn vào mấy câu của một vị hàn nho vô danh:
“Thương về một nỗi Có mà không
Thương cành hoa muộn sương xao xác
Thương đóa đào non tuyết lạnh lùng
Thương tấm lụa đều thân mỏng manh
Thương con én trắng phận long đong”.
Tất cả những cô gái nào phạm vào một trong 24 kỵ tướng của Viện Liễu Trang đưa ra đều sẽ rơi vào cảnh đáng thương ghi trong mấy câu thơ trên.
Nhị thập tứ kỵ cho nữ tướng gồm có:
– Đầu ky kim tước (đầu nhọn lệch dẹt).
– Phát ky hoàng trọc (tóc vàng và đục).
– Nhĩ kỵ phản phúc (tai có quách không có thành.)
– Mi kỳ vĩ thùy (đôi mày cụp xuống).
– Mục kỵ hoàng quang (mắt có ánh vàng).
– Tỵ kỵ tiêm hãm (mũi nhọn hoặc tẹt dí xuống).
– Chủy kỵ tiêm dột (miệng dẩu ra hay nhọn).
nhỏ như răng chua).
– Sỉ kỵ bạch tiêu (răng trắng mà nhỏ như răng chuột).
– Quyền kỵ cao tủng (Lưỡng quyền quá cao mà lộ Cốt).
– Khẩu kỵ tiêm thiên (miệng lệch lẹo).
– Hạng kỵ thô đoản (CỔ vừa to thô vừa ngắn).
– Phát kỵ quá mệnh môn (tóc mọc trùm xuống tai).
– Bối đại kỵ hãm (lưng to mà mỏng).
– Hung đại kỵ cao (ngực lớn mà ưỡn ra đằng trước).
– Nhũ ky bạch tiêu (vú nhỏ đầu vú trắng bệch).
– Tễ ky thiển đê (rốn lời chúc xuống).
– Yêu kỵ thiên tà (eo cong queo).
– Thoái kỵ đa lực (bắp vế nổi gân).
– Nhục kỵ hư phù (thịt nổi từng cục mà nhữn).
– Huyết kỵ xích ám (máu huyết ảm đạm).
– Chủy kỵ thô ngạch (miệng quá rộng mà không mềm mại).
– Thanh kỵ hồng đại (tiếng nói oang oang).
– Diệm kỵ như ngưỡng (mặt vênh vênh).
– Sắc kỳ quang phù, sắc mặt nổi phềnh (bóng nhẫy, đỏ ửng, xanh lè)
Tướng phụ nữ không thích ràng buộc trong gia đình
Những phụ nữ thích tự do phóng khoáng không có năng khiếu của người nội trợ Cổ điển Á Đông là những kẻ có nét tướng sau:
– Lông mày đậm và khá lớn, mọc xa nhau và khoảng không giữa lông mày với mắt khá rộng, miệng rộng, da mỏng.
– Mắt tròn lớn, mục quang thuộc loại cương nhi cô, tính thích cạnh tranh, đua đòi, ưa được người xu nịnh cung phụng, đi lanh lẹ và cao.
– Khéo ăn nói, giao thiệp rộng và thích tự quyết định thân mình, coi rẻ tiền bạc, không thích săn sóc con cái, bếp núc.
Tướng phụ nữ không biết cai quản gia đình
Phụ nữ không biết cai quản gia đình có nét tướng sau:
– Nói rụt rè như có gì mắc trong cổ họng.
– Đầu hai chân mày giao nhau.
– Sống mũi bọt.
– Sơn căn gãy, nói năng hàm hồ.
– Ham chơi, ham đánh bạc, hay tụ tập để mục đích “buôn chuyện”.
– Cặp mắt lúc nào cũng như khiếp sợ.