Nguồn gốc của 12 con giáp
Là một hiện tượng văn hóa dân tộc lâu đời nên nguồn gốc của 12 con giáp được các học giả lịch sử đưa ra rất nhiều học thuyết khác nhau. Sau đây là một học thuyết căn bản:
Thuyết con giáp và địa chi có cùng nguồn gốc: Những người theo quan điểm này lấy cơ sở là “Sử ký”, vì trong “Sử ký” có ghi chép Hoàng đế “Kiến tạo giáp tử dĩ minh tuế”, “Đại náo tác giáp tử” chính là một bằng chứng cho học thuyết này, các học giả cho rằng giáp tử được nói ở đây chính là chỉ 12 con giáp.
Thuyết con giáp có nguồn gốc từ đâu
Thuyết con giáp có nguồn gốc từ dân tộc du mục
Thuyết con giáp có nguồn gốc từ dân tộc du mục: Đại diện cho những người theo quan điểm này là học giả đời nhà Thanh Triệu Dực, ông cho rằng con giáp có nguồn gốc sớm nhất từ dân tộc du mục ở phương Bắc Trung Quốc, ông nói trong “Phụ dư tùng khảo”: “Thời kỳ đầu tộc ở phương Bắc không gọi là 12 con giáp như: Tý, Sửu, Dần…, nhưng khi lấy Chuột, Trâu, Hổ… để phân chia tuổi tác, dần dần lưu truyền vào Trung Quốc, rồi nghe không còn nghịch tai nữa.”
Thuyết con giáp là thứ ngoại lai
Đại diện cho những người theo quan điểm này là Quách Muội Nhược, ông ta cho rằng 12 con giáp là do Babylon cổ đại nhập vào Trung Quốc, ông ta nói trong “Nghiên cứu văn tự giáp cốt. Thích Chi Can”: “12 con giáp giống với Babylon, Ai Cập, Ấn Độ đều có, nhưng không được cổ xưa như vậy, không xuất hiện trên 100 năm sau thế kỷ thứ 4. Bắt đầu từ thời Hán các nước Tây Vực, giống như 12 cung của Babylon mà chế định ra chúng, rồi lan truyền khắp nơi.” Cho rằng con giáp do cư dân vùng Trung Đông mô phỏng theo 12 cung hoàng đạo của Babylon mà đặt ra, thời gian mà nó du nhập vào Trung Quốc là thời kỳ Hán Vũ Đế thông Tây Vực.
Những học thuyết nói trên đều có lý lẽ của nó, chúng ta không dám chủ quan phán đoán đúng sai, nhưng phần lớn các tài liệu cổ văn đã chứng minh, nguồn gốc của con giáp là từ Trung Quốc, là kết tinh của sự sùng bái động vật của cư dân Hoa Hạ, sự sùng bái Tô tem và thiên văn học thời kỳ đầu.
Nguồn gốc 12 con giáp được ghi chép như thế nào
Về những ghi chép của 12 con giáp, trong tài liệu cổ văn bây giờ, lấy “Kinh thi” là sớm nhất. Trong “Kinh thi Tiểu nhã Cát nhật” có 8 chữ “Cát nhật Canh Ngọ, tức sai ngã mã”, ý là Canh Ngọ ngày cát giờ tốt, là ngày tốt để cưỡi ngựa đi săn. Đây là ví dụ đối ứng giữa Ngọ và ngựa. Có thể thấy trước sau Xuân Thu, quan hệ đối ứng giữa Địa chi và 12 loại động vật đã được xác lập và lưu truyền.
Về mặt khảo cổ
Về mặt khảo cổ, cũng cung cấp không ít thông tin về nguồn gốc của 12 con giáp. Năm 1975, ống trúc khai quật được ở mộ số 11 vùng Thụy Hổ huyện Vân Mộng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã chứng minh thêm một bước là 12 con giáp đã tồn tại trước sau thời kỳ Xuân Thu. Trong “Nhật thư” của ống trúc đã đào được có một chương với tiêu đề là “Đạo giả”, nội dung trong đó tiên đoán đặc điểm tướng mạo của đạo giả, trong đó có ghi: “Tý tức chuột, miệng nhỏ râu thưa…; Sửu, tức trâu đạo giả mũi to cổ dài…; Dần, tức hổ, đạo giả khỏe mạnh, râu thưa, mặt có nốt ruồi đen…; Mão, tức mèo, đạo giả mặt đầu to…; Thìn, đạo giả nam tử mặt xanh đỏ…; Tỵ, tức rắn, đạo giả mặt rắn đen…; Ngọ, tức ngựa đạo giả cổ dài yết hầu nhỏ, cơ thể không toàn…; Mùi, tức dê, đạo giả có râu quai nón dài…; Thân, tức khỉ, đạo giả mặt tròn…”
Trong “Nhật thư” có ghi chép 12 con giáp phần lớn gần gũi với cách nói thịnh hành hiện nay. Theo khảo chứng, dưới mộ số 11 vùng Thụy Hồ là mộ táng Tần Thủy Hoàng năm thứ ba mươi (Trước Công nguyên năm 217), vì thế sự sinh ra 12 con giáp ít nhất cũng có thể đến từ thời kỳ Xuân Thu trước triều Tần. Các học giả cho rằng, cho đến tận bây giờ, đây là ghi chép lâu đời nhất và khá có hệ thống về 12 con giáp mà nước Trung Quốc đã phát hiện ra.
Nội dung trong “Luận Hành”
Phải nói hoàn toàn giống với cách nói về 12 con giáp lưu hành hiện nay là ghi chép của Vương Sung thời Đông Hán, Vương Sung trong “Luận Hành” đã ghi chép: “Dần, mộc dã, ký cầm, hổ dã. Tuất, thổ dã, ký cầm, khuyên dã… Ngọ, mã dã. Tý, thử dã. Dậu, kê dã. Mão, thố dã… Hợi, trừ dã. Mùi, dương dã. Sửu, ngưu dã… Tỵ, xà lã. Thân, hầu dã.” Trong các văn tự trên, 12 con giáp chỉ nói đến 11 Con, duy nhất thiếu Thìn long. Sách “Ngôn độc thiên” nói: “Thìn là rồng, Tỵ là rắn. Vị trí của Thìn, Tỵ ở Đông Nam.” Như thế, 12 con giáp đã đầy đủ, hơn nữa hoàn toàn tương đồng với 12 con giáp lưu hành bây giờ, sách này được coi là ghi chép khá sớm và đầy đủ nhất về 12 con giáp trong tài liệu cổ văn.
Lời kết
Cùng với sự phát triển của lịch sử, con giáp đã được sử dụng phổ biến, trong “Nam tề thư – Ngũ hành chí” của Nam Bắc Triều, Nam Triều đã có ghi chép về 12 con giáp theo thứ tự năm sinh. Nhà thơ Nam Triều Thẩm Quýnh, đã sáng tác một bài thơ về 12 con giáp, nội dung như sau: “Thử tích sinh trần án, ngưu dương mộ hạ lại. Hổ bộ tọa không cốc, thố nguyệt hướng song khai. Long thấp viễn thanh thúy, xà liễu cận bồi hồi. Mã lan phương viễn trích, dương phụ thủy xuân tài. Hầu lật tu phương quả, kê châm dân thanh bội. Cẩu ky hoài vật ngoại, hợi lãi tiêu du tai.” Bài thơ 12 con giáp này đã được sáng tác theo trình tự các con vật của 12 địa chi, nói rõ lúc đó 12 con giáp đã trở nên rất quen thuộc với con người.