Thông qua sự hiểu biết về những điều bên trên chúng ta biết, con giáp là tải thể tín ngưỡng của người Trung Quốc, nhưng tại sao cổ nhân lại lấy Con số “12”? Tại sao lại lấy “12” là con số luân hồi, mà không là 13 hay 14, lần số “12” lại có ẩn ý gì? Con giáp tại sai lại lấy số “12”? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc nhé!

Con số “12” có ẩn ý gì

“12” trong văn hóa cổ đại của Trung Quốc, thực sự là một loạt số thứ tự thu hút được sự chú ý của người khác, chúng chứa đựng nội dung phong phú của nền văn hóa lâu đời Hoa Hạ, đồng thời còn thể hiện nêm sắc thái thần bí. Nếu phải bàn về 12 con giáp, thì không nên bỏ qua quy tắc lấy con số “12”.

Chúng ta biết sự sinh ra của 10 đại Thiên can, do người nguyên thủy nhận được sự khởi phát từ 10 ngón tay của hai bàn tay. Những người dân đầu tiên thông qua những ngón tay trên hai bàn tay, đã quen thuộc với một con số tự nhiên quan trọng: 10. Điều này cũng tương tự với nguyên lý phạm vi 10 của toán học cận đại.

Con số “12” có ý nghĩa gì

Ngoài thiên can, lại sinh ra 12 địa chi. Giải thích từ góc độ toán học, nó không tính toán dễ dàng như số 10. Tuy nhiên, 12 địa chi lại được thành lập, hơn nữa lại được vận dụng đến cả ngàn năm, vậy lý do là gì đây?

Thực ra, trong văn hóa cổ đại của Trung Hoa, con người đã tôn sùng đối với con số 12, trong những ví dụ được lưu truyền từ thời cổ đại đến giờ, chúng ta có thể phát hiện ra, 1 kỷ có 12 năm, 1 năm có 12 tháng 1 ngày có 12 giờ.

Có thể nói, “12” chính là con số không bình thường, nó là con số đã được quan niệm hóa. Trong rất nhiều môi trường ngôn ngữ, “12” phán chỉ không phải là một con số thực tế, nó không nhất thiết phải là 1, 2, 3, 4, 5, 6 cứ tiếp tục đến như thế, thậm chí không phải là “11+1”, hoặc “13-1”. Đây chính là sự hấp dẫn của con số “12”, nó không chỉ là con số được quan niệm hóa, mà hơn nữa còn là “Thiên chi đại số”.

Số “12” được lịch sử ghi lại như thế nào

“Tả truyện – Ai Công Thất Niên” nói: “Chu chi vương dã, chế lỉ, thượng vật bất quá thập nhị, dĩ vi thiên chi đại số dã.” Có thể thấy, tác giả của “Tả truyện” cho rằng, 12 là một con số cao sâu khó nắm bắt, có liên quan đến trời.

“Chu lễ – Xuân quan – Phùng tương thị” có ghi: “Chưởng thập hữu nhi tuế, thập hữ nhị nguyệt, thập hữu nhi thần, thập nhật, nhi thập bát tinh chi vị, biện kỳ thuật sự, dĩ hội thiên vị.” Đây cũng là nói về thành số của “Trời” – tuế tinh lấy 12 lần là 1 tuần, 1 tuế có 12 tháng, cùng với 12 địa chi, 10 thiên can, 28 tinh túc, chúng là con số liên quan đến luân hồi theo tuế tự, theo quy luật vận hành của trời đất.

Tại sao nói số “12” là con số viên mãn

Thiên văn học cổ đại chia vũ trụ thành 12 tuế tinh, tuế tinh hàng năm di chuyển 1 lần, 12 năm 1 chu kỳ, gọi là 1 kỷ,1 kỷ 12 tuế. Trong 1 tuế, nhật nguyệt 12 hội ở phương Đông, gọi là 12 thần. Xuân – hạ – thu – đông trong 1 năm, lấy Bắc Đẩu ở phương Bắc để xác định nguyệt phân, lại có 12 kiến. Từ đó có thể thấy, cổ nhân quan sát thiên văn, chế lịch pháp, “12” thật là “đại số của trời.”

Thật là một “đại số của trời” đẹp! Con người lấy “12” quan sát trời đất, đã phản ánh nên thành tựu thiên văn trong thời kỳ xa xưa của con người; lấy “12” phân tuế, vừa có thể miêu tả được một số tồn tại khách quan cơ bản nhất lại rất quan trọng.

Con số “12” có mối quan hệ gì với những con số khác

Liên quan đến “12”, cổ nhân còn rất say mê với những bội số của 12 như “36”, “72”, “108”. Cổ nhân gọi những con số này là “những con số viên mãn”. Bất luận trong văn học cổ đại hay trong đời sống cổ đại đều có sự ảnh hưởng của những con số này. Ví dụ như binh pháp có 36 kế, đạo giáo nói 36 động thiện, 72 phúc địa, hành nghiệp có 36
hành, 72 hành. “Quản tử – Phong đàn” nói: Cổ lai thái sơn phong đàn quân chủ 72 người. Khổng phu tử truyền đạo thụ nghiệp, đệ tử 3 nghìn, 72 hiền nhân. “

Sử ký – Cao tổ bản kỷ” có ghi Lưu Bang Càn Long nhi sinh, đế vương mệnh trời sinh, ngoài nói ông ta diện mạo như rồng, còn có “tả cổ hữu thất thập nhị hắc tử”. Trong “Tây du ký”, Trư Bát Giới 36 tuổi, Tôn Ngộ Không 72 phép thần thông biến hóa. “Thủy hử truyện”, anh hùng tụ nghĩa, 36 thiên can, 72 địa sát, hợp thành 108 vị…

“36”, “ 72”, “108” được mọi người tôn sùng, là vì những con số này thường được cho là kết quả của việc bao hàm “cửu” trong đó. “Cửu” là dương số lớn nhất, lại đồng âm với “cửu”, tự nhiên có “phân lượng”. Trong cổ đại, “Cửu” là cực số, biểu thị sự cao nhất, chỉ có hoàng đế hoặc hoàng cung mới được dùng, như “cửu ngũ chí tôn” chỉ có thể được dùng cho hoàng đế. Tuy nhiên, “36”, và “72” đồng thời với “12” tồn tại mối quan hệ chỉnh tỉ; còn “108” lại là hợp số của “36” và “72”, lại là tích của “12” và “9”. Vì thế, mặc dù tác dụng của nó bị “9” che phủ đi, nhưng con số này vô hình lại ẩn chứa con số “12”.

Lời kết

Tóm lại, “12” là một con số có sức hút lớn trong đời sống cổ đại của Trung Quốc, nó là một thứ quý giá mà thiên văn học cổ đại đã đúc kết được. Nó tồn tại trong lịch pháp, ăn sâu trong tiềm thức mỗi người dân, trở thành một thành số có tính sâu sắc trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *