Để các đồ tẩy rửa, các miếng bọt biển vào một cái hộp bên dưới bồn rửa

Khu vực dưới bồn rửa bát là nơi người ta hay nhét tất cả mọi thứ từ đồ tẩy rửa đến lọ hoa, Việc để đúng chỗ những đồ linh tinh này là rất quan trọng. Bạn không hề muốn mấy cái lọ hoa đổ lung tung trong khi bạn tìm một miếng giẻ lau trơn tuột chứ. Thay vì thế, hãy cất những đồ liên quan đến việc lau chùi nhà bếp, giẻ lau trong một hộp nhựa gọn gàng. Chúng không chỉ dễ lấy mà còn sạch sẽ mỗi khi bạn muốn sử dụng.

Sắp xếp đồ hộp theo loại và thứ tự ABC

Đừng tin nhé! Bạn không cần phải tỉ mỉ đến như vậy, nhưng quả thật đồ hộp cũng cần được sắp xếp hợp lý. Đã có lần nào bạn đi mua thịt hộp ở siêu thị và rồi sau đó phát hiện ra bạn vẫn còn đến mấy hộp ở ngăn tủ chưa? Nếu bạn xếp đồ hộp quay mặt nhãn ra ngoài, đồ nào cùng loại xếp chồng lên nhau thì bạn sẽ luôn biết trong nhà cần phải mua thêm cái gì đã hết.

Đồ ngũ cốc nên để trong các hộp có dán nhãn, tốt nhất là hộp có nắp phụ nhỏ

Nếu chạn bếp của bạn không lấy gì làm rộng rãi thì quả thật việc chứa một loạt các hộp đựng ngũ cốc quả là vấn đề nan giải. Khi đó, bạn có thể nghĩ đến một chỗ như nóc tủ lạnh chẳng hạn. Ngũ cốc được đựng trong các hộp có dãn nhãn, trông sẽ đẹp hơn, có thể đổ ra bát dễ dàng, tránh được mối mọt và giữ được lâu hơn.

Dọn sạch ống đũa và đề thìa đũa vào từng ô

Trên thị trường có rất nhiều các dạng ống đũa hoặc các ngăn chia thìa đũa. Chúng đều được thiết kế tiện dụng cho đám thìa, đũa, trong bếp nhà bạn. Hãy dọn dẹp chỗ để thìa đũa lộn xộn, rửa sạch cả ống đũa, đặt thìa đũa vào từng ngăn riêng biệt và để ống đũa vào nơi quy định. Nếu gia đình bạn có một ngăn kéo để đựng thìa, đũa, dao ăn, nĩa thì bạn cũng nên đặt riêng từng loại vào khay chia tương tự như vậy.

Giặt sạch khăn lau bát và bỏ những cái khăn cũ đi

Khăn lau bát nên được giặt sạch sẽ và thay thường xuyên. Khăn lau bát không phải là một vật dụng dùng suốt đời được, nhưng không hiểu sao người ta hiếm khi bỏ chúng đi. Hãy dành ra 5 phút để ngó lại đống khăn của bạn và bỏ đi những cái bị thủng, rách. Những cái vẫn còn dùng được bạn có thể để lại làm khăn lau tay.

Đặt các loại chảo chồng lên nhau

Hãy tận dụng khoảng không gian theo chiều dọc của tủ bếp nhà bạn. Chồng những cái chảo lên nhau sao cho cái lớn nhất để ở dưới cùng. Bạn nhớ quay tay cầm ra phía ngoài để bạn có thể lấy chúng được dễ dàng.

Cắm đũa nấu, muôi (vá) và các dụng cụ nấu tương tự vào một cái lọ

Đừng để chung dụng cụ nấu với đũa ăn, thìa ăn. Hãy cắm riêng đũa nấu, dụng cụ đánh trứng, muôi, bàn xẻng vào một cái lọ, đặt gần bếp nhất. Làm như thế này, dù bếp của bạn có thiết kế theo kiểu nào đi chăng nữa thì bạn cũng không mất thời gian chạy tới chạy lui để tìm dụng cụ nấu.

Lông các nồi nấu vào nhau

Cùng tương tự như với chảo, bạn hãy lồng các nồi nấu vào nhau để khu vực đồ nấu bếp được gọn gàng.

Chia khu vực để đồ ăn vặt theo sở thích của thành viên gia đình

Mỗi người đều có sở thích ăn vặt riêng và những lúc vội vã bạn sẽ phải bởi tung cả chạn bếp để tìm loại bimbim mà bọn trẻ thích. Hãy chia khu vực để đồ ăn vặt ra thành các ngăn: cho người lớn, cho trẻ nhỏ,… tùy thuộc vào độ rộng rãi của chạn bếp. Không mất thời gian tìm kiếm, việc này còn đem lại một hiệu quả tốt hơn, hãy chỉ cho chồng bạn và bọn trẻ biết đồ ăn vặt ở đâu, họ sẽ tự tìm lấy mà không cần phải phiền đến bạn.

Xếp riêng các loại bát inox, hộp nhựa và đặt chồng lên nhau

Thông thường, các loại bát inox, hộp nhựa được thiết kế sao cho chúng có thể lồng được vào nhau. Thay vì để lẫn lộn, bon hay chia ra thành từng loại, xếp chồng lên nhau để có thể tiết kiệm được diện tích tối đa.

Lập giá để vung

Lắp một cái giá để vung cho các loại chảo và nồi trong bếp nhà bạn. Sẽ tiện lợi hơn nếu bạn thiết kế để giá này cùng chỗ với khu vực để nồi và chảo, bạn sẽ không mất thời gian để tìm xem vung nào đi với nỗi nào.

Để các gói gia vị vào hộp riêng

Các gói gia vị là thứ không thể thiếu đối với nhiều món ăn, tuy nhiên cất trữ chúng lại chẳng dễ dàng chút nào. Chúng thường bị rách nát khi bạn quẳng vào trong tủ bếp và để lại một đống vương vãi trong đó cho bạn dọn dẹp. Từ giờ trở đi, bạn hãy cho chúng vào trong một cái hộp riêng, ghi nhận và xếp gọn lại để công việc nấu hướng đỡ vất vả.

Để các đồ làm bếp ít sử dụng vào ngăn khuất trong tủ bếp

Tất cả chúng ta đều có những đồ làm bếp mà cả năm mới dùng một, hai lần, vì thế chúng ta không cần phải để chúng trong tầm mắt làm gì. Nếu bạn không thường xuyên dùng đến một vật dụng nào đó, hãy xếp vào ngăn khuất trong tủ bếp.

Trữ hoa quả trong một cái rổ hoặc một cái khay hai ngăn

Càng sắp xếp gọn, khu vực bếp của bạn sẽ càng rộng rãi. Nếu nhà bạn thường xuyên ăn nhiều loại hoa quả, hãy mua một cái khay hại ngăn để bày hoa quả vừa đẹp mắt và tiết kiệm diện tích. Nhớ chọn loại có tầm cao vừa phải để các thành viên trong gia đình đều có thể lấy được hoa quả khi cần.

Giá để gia vị

Các lọ gia vị cần được đặt lên giá để tiết kiệm diện tích. Hiện nay, có rất nhiều các loại giá để gia vị kiểu dáng khác nhau, nếu có điều kiện, bạn hãy chọn loại giá để gia vị xoay được. Loại này vừa tiết kiệm thời gian vừa dễ tìm trong khi nấu nướng.

Tháo giấy bọc ngoài các lốc sữa hay nước hoa quả

Những đồ được đóng gói nhiều lớp như thế này sẽ làm tốn chỗ trong tủ lạnh nhà bạn. Hãy tháo lớp giấy bọc ra, trước khi cho vào trong tủ lạnh. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm diện tích mà bọn trẻ có thể dễ dàng tự lấy đồ uống mà không cần bạn phải giúp đỡ.

Bỏ đồ ăn cũ trong tủ lạnh đi

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng: hãy dọn tủ lạnh theo lịch thường xuyên. Những bà nội trợ thông minh sẽ kiểm tra tủ lạnh và lau dọn mỗi tuần trước khi đi mua thêm đồ mới. Hãy tính toán sao cho đến lúc dọn tủ thì tủ lạnh nhà bạn cũng gần trống để vừa tiết kiệm thời gian vừa dễ dàng lau sạch các ngăn tủ. Khi tủ lạnh đã được dọn dẹp sạch sẽ rồi, hãy sắp xếp thức ăn thành từng nhóm. Ví dụ như: đồ uống ở một ngăn; thịt, phô-mai, sữa chua, trứng ở ngăn khác, đồ ăn nhẹ, đồ ăn thừa ở ngăn cuối cùng. Nếu cố gắng thực hiện điều này mỗi tuần, tủ lạnh nhà bạn lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ.

Vứt những đồ đông lạnh đã quá hạn đi

Chẳng có lý do gì để giữ lại những món đồ mà không ai còn muốn ăn nữa. Hãy dọn dẹp tủ lạnh, bỏ đi những đồ không dùng được vừa giữ cho tủ lạnh được sạch sẽ lại tránh được các vấn đề về tiêu hóa cho cả gia đình.

Cho trà túi lọc vào trong một cái hộp nhỏ

Trong gia đình, mỗi người ưa thích một loại trà khác nhau. Thay vì nhét bốn hộp trà vào trong tủ bếp, bạn hãy lấy các túi trà ra, cho vào trong một chiếc hộp thiếc và đặt lên mặt bàn ăn. Đảm bảo rằng bạn sẽ không những tiết kiệm được chỗ cho tủ bếp mà còn tiết kiệm được cả thời gian pha trà nữa.

Để cốc thường dùng ở khu vực pha trà và cà phê

Chúng ta có rất nhiều loại cốc dùng trong gia đình với nhiều mục đích khác nhau. Nếu xếp tất cả lên giá thì quả là khó khăn khi lấy ra một chiếc mà không làm xô lệch cả chồng. Bạn hãy đóng vài các móc hoặc úp lên giá để cốc riêng những chiếc cốc thường dùng nhất. Vị trí thích hợp nhất cho móc và giá để cốc là ở gần bình trà để ai cũng có thể tìm và dùng được.

Xếp đĩa theo cỡ

Chia các địa thành từng loại theo cỡ khác nhau để mỗi lần dùng, bạn không cần phải nâng lên đặt xuống quá nhiều, tránh cho đĩa bị sứt mé.

Xếp cốc, tách theo chiều cao

Xếp những chiếc cốc cao vào một nhóm, những chiếc cốc thấp hơn để uống nước hoa quả vào một nhóm khác và những cốc có quai vào nhóm riêng. Xác định xem loại nào được dùng thường xuyên nhất thì để ra phía ngoài cho thuận tiện.

Để màng bọc thực phẩm, giấy bạc nướng, giấy thấm dầu vào một ngăn kéo

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng hãy gói và cất thức ăn thừa khi vẫn còn ấm, thay vì để lại trên bàn ăn. Nếu như bạn cất tất cả màng bọc thực phẩm, giấy nhôm vào một ngăn kéo ở gần tủ lạnh, bạn có thể dễ dàng thực hiện theo lời khuyên của các chuyên gia.

Để riêng bát trộn rau, đĩa to vào một chỗ

Đừng để các loại bát to như bát trộn salad hay đĩa to như đĩa để gà, đĩa để cá cả con chung với các loại đĩa ăn và bát ăn thông thường nếu như bạn không muốn làm vỡ hoặc sứt mẻ loại đồ sứ đắt tiền này. Hãy xếp chúng ra và đặt vào nơi riêng biệt, để dễ dàng lấy chúng bất cứ khi nào cần thiết.

Dùng những miếng dán từ tính trên tủ lạnh để treo danh sách đồ cần mua

Việc đi chợ không có danh sách đồ cần mua khiến cho nhiều bà nội trợ lâm vào cảnh cái cần thì không mua, cái mua thì không cần. Để tránh trường hợp này, bạn hãy tạo cho mình thói quen lập danh sách trước khi đi chợ. Và không đâu tốt hơn, tủ lạnh có gắn vài miếng dán từ tính là nơi tiện lợi nhất, dễ nhìn nhất để bạn giữ những miếng giấy có ghi danh sách trên.

Treo nồi và chảo lên cao

Nếu không gian bếp là một vấn đề khó khăn với bạn, hãy đóng một cái giá có nhiều móc và treo nồi, chảo lên đó để tiết kiệm diện tích.

gia-treo-xoong-noi-1

Bảng trắng để ghi số điện thoại

Trong trường hợp nhà có người giúp việc hoặc trông trẻ, bạn phải để thông tin liên lạc của mình ở một chỗ dễ nhìn. Hãy treo một cái bảng trắng lên tường, gần khu vực để điện thoại và viết lên đó số điện thoại di động của bố mẹ, số điện thoại cấp cứu, tên và số điện thoại của người họ hàng hoặc hàng xóm trong trường hợp khẩn cấp.

Treo một cái giỏ để thư và hóa đơn cho các ông chồng

Đa số các ông chồng đều rải thư và các hóa đơn khắp nhà. Để khắc phục điều này, bạn hãy để các loại thư từ vào trong một cái giỏ. Cái giỏ này tốt nhất nên treo ở chỗ cầu thang dẫn lên phòng làm việc. Điều này không chỉ giúp các công chồng quản lý được thư tín của mình mà còn biết về các hóa đơn phải trả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *