Tam đình

Tướng học Á Đông chia khuôn mặt thành 3 phần: Thượng Đình, Hạ đình, Trung đình. Giữa Tam đình không được có sự khác biệt về độ to nhỏ, dài ngắn, 3 bộ phận này nên cân bằng.

Thường người có Thượng đình dài hơn Trung đình và Hạ đình thì tính cách tương đối hướng nội, làm việc thường tự ti. Người có Thượng đình ngắn hơn Trung đình và Hạ đình thì thời thiếu niên vận mệnh thiếu suôn sẻ. Người có Trung đình dài hơn Thượng Đình, Hạ đình thì thiếu quyết đoán. Trung đình ngắn hơn Thượng đình và Hạ đình thì thời trung niên vận mệnh xấu. Người có Hạ đình dài hơn Thượng đình và Trung đình thì tính cách hướng ngoại. Người Hạ đình ngắn hơn Trung đình và Thượng đình thì cá tính hay hấp tấp, nóng nảy, vận khí không tốt lắm.

Thượng đình

Thượng đình là bộ phận tính từ mép tóc ở đỉnh trán đến lông mày. Thượng đình biểu thị cho lý trí, người có Thượng đình đầy đặn làm việc luôn có kế hoạch.

Thượng đỉnh nói lên vận trình niên thiếu của mỗi người, là vận trình của người từ 15 – 30 tuổi. Thượng đình chủ yếu đại diện cho trí tuệ, nếu không có vết sẹo cho thấy người này có kiến thức uyên bác, sâu rộng và vận mệnh lúc trẻ tương đối suôn sẻ, thuận lợi. Bất luận được sinh ra trong gia đình giàu có hay nghèo nàn thì họ đều có được tình thương của cha mẹ. Ngược lại, nếu Thượng đình nhỏ hẹp, có vết sẹo và vết đen cho thấy người này lúc trẻ có vận mệnh tương đối xấu. Ngay cả khi được sinh ra trong gia đình giàu có thì cũng khó tránh khỏi bất hạnh.

Tai là chỉ vận trình của con người từ lúc được sinh ra đến khi 15 tuổi, tướng tai tốt thì được trợ vận lúc còn nhỏ.

Trung đình

Trung đình là bộ phận tính từ lông mày đến đầu mũi. Trung đình biểu thị cho ý chí và khả năng suy xét của đại não. Nó nói lên vận trình thời trung niên của mỗi người, là vận trình của người từ 31 – 50 tuổi. Bộ phận này nếu như không có vết sẹo và vết đen thì về già được hưởng phúc, sự thanh thản, bản thân khỏe mạnh, tâm tư phóng khoáng, rộng lượng, không hẹp hòi với người khác. Nếu cằm quá nhỏ, không có thịt ngoài bản chất bẩm sinh không tốt ra thì thường gặp khó khăn về đường con cái, ngay cả có được tiền tài và quyền lực thì lúc về già cũng khó tránh khỏi bất hạnh.

Về cơ bản, Trung đình cao, dài và đầy đặn là người có địa vị cao trong xã hội, Trung đình gồ lên mà có thịt thì giàu có và sống thọ.

Hạ đình

Hạ đình tròn trịa, đoan chính mà đầy đặn chủ cả đời có phúc khí. Tam đình đẹp thì cả đời may mắn, nhưng trong đó cũng có sự đen đủi và trở ngại, phải trải qua thất bại cuối cùng mới có được sự thành đạt. Có câu nói: “Tướng bất độc luận” (tức là phải xem xét tổng hòa các yếu tố). Khi xem trán và quai hàm của người khác thì phải quan sát lông mày, xem quai hàm và mũi thì đồng thời phải quan sát mắt. Lúc xem Địa các thì phải xem miệng. Nếu như bỏ sót một chi tiết thì độ chuẩn xác không cao.

Phần trán ở trên Thượng đình đẹp (đầy đặn, có thịt, xương nhô lên có thế), lông mày lại xấu (thấp, thưa hoặc đứt quãng) thì người đó vào giữa tuổi 15 – 28 vận mệnh tượng tốt nhưng 28 – 29 tuổi thì đề phòng gặp phải tai họa.

Phần Trung đình mà đẹp, nhưng mắt xấu không có thần, lộ thần, đen nhiều trắng ít, mắt hình tam giác, lộ nhiều màu trắng thì lúc tới tuổi trung niên vận mệnh khi tốt khi xấu thất thường, lúc phát tài thì tiền vào như nước mà lúc thất bại thì không còn gì.

Nếu như Địa các ở Hạ đình đẹp nhưng miệng quá mỏng, môi nhọn, răng thưa, miệng lệch, khuyết thì vận mệnh lúc về già mặc dù giàu có, con cái đông đủ, nhưng vẫn không tránh khỏi cuộc sống cô độc, buồn tẻ, suốt ngày than thân, trách phận.

Thượng đình đầy đặn mà dài là người may mắn.

Nếu như Hạ đình dài và mỏng thì nghèo nàn và cuộc sống bôn ba, vất vả.

Nếu như Tam đình cân đối cũng phải xem người đó dài ngắn có cân xứng không. Nếu trên dài, dưới ngắn là tướng công hầu. Dài ngắn vừa phải thì có phúc. Người mà Trung đình lại thì phần nhiều phú quý. Nếu như chân dài, thân ngắn thì mãi chỉ là người dân bình thường.

12 cung trên khuôn mặt có ý nghĩa gì

Ý nghĩa của Tam đình

Tam đình có 2 ý nghĩa tổng quát về vận mệnh và về khả năng.

Về mặt vận mệnh

Theo quan niệm của người xưa thì Tam đình tương trưng cho Tam tài (3 thể trọng yếu nhất trong vạn vật) là Thiên – Địa – Nhân.

Trán thuộc Thiên đình, tượng trưng cho trời, trời phải cao, rộng, vì vậy, người xưa lấy trời để ví với trán của con người, ngụ ý trán phải cao và rộng mới là tướng quý nhân, vận mệnh tốt.

Mũi là phần quan trọng nhất của Trung đình, tượng trưng cho người. Mũi cần phải ngay thẳng hoặc tròn trịa, đều đặn, cân xứng mới tốt. Người hội đủ điều kiện trên có triển vọng, sống thọ, trung vận gặp nhiều may mắn, thông minh hơn người thường.
Cuối cùng là phần Hạ đình tượng trưng cho đất và bộ vị quan trọng nhất là cằm. Vì đất cần phải đầy đặn, vuông vắn mới tốt nên quan niệm truyền thống cho rằng, cằm vuông, đầy thì chủ về hậu vận sung túc. Nói chung, trong quan điểm tướng học Á Đông.

Thượng đình dài mà nảy nở hoặc vuông mà rộng là tướng quý hiển; Trung đình ngay thẳng, cao ráo và hình dáng thanh tú chủ trường thọ; Hạ đình bằng phẳng, đầy đặn không lệch lạc, vuông vắn là điềm báo được hưởng vận số tốt lúc về già.
Nếu Thượng đình nhọn hẹp hoặc khuyết hãm thì thường gặp tai họa, khắc cha mẹ hoặc tính nết ti tiện. Trung đình mà ngắn hoặc bị lệch, hãm, thường là kẻ bất nhân, bất nghĩa, kiến thức nông cạn, hẹp hòi, đồng thời cũng là dấu hiệu sau này vận mệnh lênh đênh. Hạ đình dài nhưng hẹp hoặc nhọn mà thiếu bề dày thì Điền trạch khiếm khuyết, tuổi già không thanh thản.

Nếu Tam đình cân xứng thì đó là tướng mạo của người thượng đẳng. Cho nên khuôn mặt tương xứng, hài hòa, không bị khuyết hãm cả đời không phải lo đến cơm áo.

Về mặt năng lực

Tạm đình ngoài ý nghĩa về mặt vận mệnh còn có ý nghĩa về mặt khả năng, cụ thể:

Thượng đình: Biểu dương cho trí tuệ.

Trung đình: Biểu dương cho khả năng hoạt động.

Hạ đình: Biểu dương cho khả năng ứng biến.

Nếu cả 3 phần đều phát triển cân xứng theo thuật ngữ “Tam đình bình ổn” thì con người có được sự quân bình về cả 3 mặt trí lực, động lực và hoạt lực: Con người có được triển vọng thành công trong cuộc sống. Do đó, tướng học xưa đã rất có lý khi nhận định rằng, người có Tam đình bình ổn không phải khốn đốn vì cơm ăn áo mặc.

Theo nhà tướng học Tô Lãng Thiên, Thượng đình biểu thị vận tiên thiên. Trung đình giúp ta quan sát các trạng thái hoạt động của hậu thiên. Còn Hạ đình giúp ta trắc định kết quả các hoạt động của con người (thành hay bại, xấu hay tốt…).

Tóm lại: Thượng đình cho biết những dữ kiện thiên phú của con người như: Tri thức, nghệ thuật, cảm xúc, tinh thần… Nếu trán cao, rộng thì người đó được hưởng sự may mắn, tức là không phải nhọc công, tự có sẵn trong mình tố chất thông minh. Nếu trán lõm hoặc lệch, hãm là dấu hiệu cho biết thời gian ấu thơ bị khốn đốn, trí lực kém.

Trung đình biểu thị cho sự phấn đấu của con người từ thuở còn trẻ, trí tuệ tương đối phát triển. Phần đáng lưu ý nhất là mũi và Lưỡng quyền. Theo tác giả Tô Lãng Thiên, khu vực mũi và Lưỡng quyền, ngoài ý nghĩa tiền của, vật chất còn cho ta biết tài năng tháo vát của con người trong cuộc sống. Nếu Trung đình đầy đặn, cân xứng, mũi thẳng, chóp mũi tròn, 2 cánh mũi có thế thì Thiên đình bị lồi, lõm, khi còn bé phải chịu cuộc sống cực khổ nhưng nhờ sự cố gắng và nỗ lực phấn đấu mà trung vận có kết cục đốt đẹp.

Tóm lại, khu vực Trung đình mà đẹp có thể bổ sung cho khiếm khuyết trí tuệ tiên thiên. Nhờ sự quan sát khu vực Trung đình, có thể đoán được vận mệnh của một người. .

Hạ đình là kết quả tổng hợp của Thượng đình và Trung đình. Việc quan sát khu vực Hạ đình giúp ta có thể đoán được kết quả của việc vận dụng trí tuệ và nỗ lực cá nhân.

Hạ đình bao gồm: Thực thương, Lộc thương, Pháp lệnh, cằm và Nhân trung biểu thị cho vận mệnh khi về già.

Khi xem tướng phải quan sát toàn bộ khu vực Hạ đình để tìm ra điểm nhất quán. Nếu cả Tam đình đều cân xứng là tướng phúc.

Ngũ nhạc

Vị trí của Ngũ nhạc

Ngũ nhạc là 5 dãy núi lớn trong địa lý học cổ điển Trung Hoa. Người phương Đông có thói quen so sánh mặt người với mặt đất nên đã địa lý hóa các bộ vị nổi bật nhất của khuôn mặt thành 5 danh hiệu của 5 dãy núi chính rồi căn cứ vào hình dáng, vị thế liên hoàn của chúng mà đoán tương lai, quá khứ của con người.

– Trán tượng trưng cho dãy núi phía Nam nên gọi là Nam nhạc (tên riêng là Hoành Sơn).

– Cằm tượng trưng cho dãy núi phía Bắc nên gọi là Bắc nhạc (tên riêng là Hằng Sơn).

– Quyền trái tượng trưng cho dãy núi phía Đông nên gọi là Đông nhạc (tên riêng là Thái Sơn).

– Quyền phải tượng trưng cho dãy núi phía Tây nên gọi là Tây nhạc (tên riêng là Hoa Sơn).

– Mũi tượng trưng cho dãy núi chính ở trung ương nên mệnh danh là Trung nhạc (tên riêng là Tung Sơn).

Điều kiện của Ngũ nhạc

Điều kiện tối thiểu của Ngũ nhạc là phải có sự triều củng (đôi khi gọi là triều quy), nghĩa là quần tụ theo một thế liên hoàn, quy về một điểm quan trọng nhất. Theo quan niệm của khoa địa lý phong thủy Á Đông, sự triều củng khiến cho long mạch (nguyên khí tinh hoa của tạo hóa trong một khu vực nào đó) có thể phát huy được tất cả uy lực tốt nhất.

Trong Ngũ nhạc, Trung nhạc là chủ yếu, là tâm điểm của cả hệ thống nên khí thế của nó phải bao trùm tất cả các nhạc khác. Theo quy định của tướng thuật, mũi là trung tâm của khuôn mặt, lại tượng trưng cho phần nhân sự trong Tam tài nên được gọi là long mạch.

Về phương diện xem tướng, Ngũ nhạc tối kỵ khuyết điểm sau:

– Quân sơn vô chủ (4 núi không có sự triều củng đối với trung ương). Nói khác đi, Trung nhạc bị khuyết, hãm hay quá thấp, quá nhỏ so với các nhạc khác.

– Cô phong vô viện (ngọn chính giữa nổi bật lên một cách trơ trọi, không được các ngọn núi khác hỗ trợ). Điều này chủ yếu vẫn là mũi. Mũi tốt mà trán, cằm, Lưỡng quyền khuyết hãm thì coi như không có tác dụng.

– Hữu viện bất tiếp (Có sự hỗ trợ của các ngọn khác nhưng xét kỹ thì lại không có). Điều này có nghĩa là một hay nhiều ngọn núi xung quanh bị lệch hay khuyến hãm khiến cho toàn thể liên hoàn hô ứng của Ngũ nhạc bị đổ vỡ.

Phạm vào 3 khuyết điểm nói trên, sách tướng mệnh danh là long mạch không có thế, không phát huy được. Đôi khi, không những long mạch không phát huy được còn có thể trở thành thế xấu.

Xem tướng dùng người – 10 Cách thức quan trọng nên biết

Những yếu tố bù trừ

Ở đây lấy phép luận tướng của Trung Hoa làm cơ sở phân tích.

Phép luận tướng Trung Hoa phân tướng người thành 2 loại chính là Nam và Bắc tướng. Nam tướng là tướng người sinh trưởng ở miền Nam Trung Hoa. Tại đây, khí hậu nóng nên có đặc điểm chính là Hỏa vượng. Nếu Hỏa tinh (trán) hay Nam nhạc là bộ vị chủ yếu, Hỏa của người phương Nam được phát triển hợp tiêu chuẩn thì dẫu các ngọn khác có hơi khuyết thiếu đôi chút (miễn là không khuyết hãm, đặc biệt là Trung nhạc) thì cũng có thể lấy bộ vị chính yếu toàn hảo làm yếu tố hóa giải.

Nếu trán của người phương Nam không bị thương tổn thì tinh thần và bản thân sự nghiệp hanh thông, vương thịnh. Theo nguyên tắc, Ngũ hành tương sinh thì Hỏa sinh Thổ (Hỏa chỉ trán, Thổ chỉ mũi) nên nếu Tam nhạc có thế thì dù Trung nhạc không hoàn toàn tốt đẹp cũng có thể lướt qua được. Tuy nhiên, sự đặc cách của Nam nhạc chỉ phần lớn hóa giải những điều bất thường về vận mệnh do mũi gây ra mà thôi, nó không hóa giải được tâm địa. Nói khác đi, kẻ sinh ở phương Nam có trán tốt và mũi xấu vì lệch, thấp thì vận mệnh vẫn có thể khá nhưng tâm địa giữ nguyên những khuyết điểm do mũi hoặc các bộ vị khác thuộc Ngũ nhạc gây ra.

Đối với người phương Bắc, bộ vị chủ yếu là Địa các mà cằm là chính. Vì phương Bắc là chính Thổ nên tối kỵ Thổ tinh (mũi) khuyết hãm. Do đó, đối với hộ khí mạch của Bắc nhạc liên hệ chặt chẽ với khí mạch của Trung nhạc. Trung nhạc gấp khúc, xiên lệch thì Bắc nhạc có tốt thì vận mệnh cũng lên xuống thất thường.

Sự tổng hợp tốt nhất trong tướng học xưa là cách “Thủy, Hỏa thông minh”, tức là người phương Bắc, ngoài trung ương tốt đẹp hoàn hảo, còn được Nam nhạc hoàn hảo, cộng thêm Ngũ quan đoan chính. Còn người phương Nam, ngoài Nam nhạc hoàn hảo, Ngũ quan thanh tú còn được Địa các nảy nở, vuông vức và triều củng.

Đông và Tây nhạc (2 quyển) cũng cần phải phối hợp tương xứng với Trung nhạc có thế. Đông và Tây nhạc (đối với đàn ông) cần phải cao, nảy nở và mạnh mẽ, tối kỵ nhỏ, nhọn và lộ xương, lẹm gốc hoặc cao hơn các bộ vị của Trung nhạc hoặc chỉ được lượng mà hỏng về chất.

Sự khuyết hãm của Ngũ nhạc

Ngoài 3 khuyết điểm căn bản kể trên thì trong Ngũ nhạc, mỗi nhạc còn phải có những khuyết điểm sau đây:

– Nam nhạc: Bị coi là khuyết hãm khi mép tóc lởm chởm, tóc mọc quá thấp khiến trán thấp, tóc mọc che lấp 2 bên khiến trán hẹp hơn, trán có vân loạn như vết bò liếm, xương đầu không được cách, xương trán nhô nhọn, Ấn đường có sát khí, trán có vết hằn một cách bất thường.

– Trung nhạc: Bị coi là khuyết hãm khi Sơn căn bị gãy, có hằn, mỏng manh, có nốt ruồi, sống mũi bị thương tích thành sẹo, lệch, lồi lên lõm xuống, lỗ mũi bị lộ và hướng lên trên, mũi nhỏ và ngăn, 2 cánh mũi không nổi cao.

Trung nhạc bị coi là khuyết hãm tương đối khi chỉ có mũi cao, tốt mà 4 bộ phận khác thuộc Ngũ nhạc quá thường (cô phong và viện), chủ về nghèo khổ, phá tán, thành bại thất thường.

– Đông và Tây nhạc: Bị coi là hãm khi 2 quyền bị lõm xuống, nhỏ và nhọn, trơ xương, có nhiều vết sẹo hay nốt ruồi, tàn nhang rõ rệt, quyền thấp hoặc có diện tích nhỏ mà không có khí thế (không có xương ăn thông sang khu vực tai), Lưỡng quyền cao thấp không đều…

– Bắc Nhạc: Bị coi là hãm khi xương quai hàm nhọn, hẹp, cằm lệch, miệng nhỏ, môi dày mỏng không đều, không có râu, có các nốt ruồi xấu, râu vàng và khô, Nhân trung nông cạn hoặc lệch và khóe miệng hướng xuống…

Nếu mỗi nhạc tránh được khuyết điểm kể trên và nếu cả 5 nhạc đều triều hướng về nhau thì gọi là Ngũ nhạc có cách cục tốt.

Tứ độc

Tứ độc là gì

Tứ độc là chỉ tai, mắt, miệng và mũi. Từ 4 bộ vị này có thể biết được một người có được phú quý hay không. Độc mang nghĩa là nước. Nước ở trên sông vận hành hài hòa, uốn lượn là tốt. Như thế 4 bộ vị cũng được cân xứng, tiền tài khi đó mới như nước ào ào kéo đến, cả đời được an khang, phú quý.

Tai được ví như gì

Tai, trong tường thuật được ví với sông Trường Giang, cho nên lỗ tai nên sâu mà rộng rãi. Cửa ra nên cuộn tròn căng cứng mới là tướng tai thông minh, nhanh trí. Người có tướng tại như thế, gia vận hưng thịnh, có thể giữ được tiền của.

Mắt được ví như gì

Mắt, trong tường thuật được ví với sông Hoàng Hà, mắt thấp lõm hướng vào bên trong mà dài tất sẽ được phú quý trường thọ. Người mà mắt có thân sẽ thông minh, người mà mắt ngắn sẽ chẳng được trường thọ. Người có mắt mờ tối không sáng, ngưng đọng thường cuộc sống sẽ nghèo khổ, vất vả. Người có mặt tròn gặp nhiều tai họa, mắt không to không nhỏ mới là tướng quý.

Miệng được ví như gì

Miệng, trong tường thuật được ví với sông Hoài. tướng miệng tốt lành là to, vuông, rộng, môi trên, môi dưới sát nhau không hở. Người có môi mỏng là không tốt lành, nếu môi trên mỏng mà không che hết được môi dưới, hoặc môi dưới mỏng mà không cân xứng với môi trên, môi trên môi dưới không khít nhau, người có hình tướng như thế sẽ chẳng được trường thọ, đến già cũng chẳng được hưởng phúc. Người mà môi trên không che hết môi dưới, gia nghiệp tất xảy ra biến cố, như thế là tướng phá hoại.

Mũi được ví như gì

Mũi, trong tường thuật được ví với sông Tề Thủy mũi dài thẳng tựa bút, lỗ mũi không hướng lên trời, không có sự tổn hại là tướng phúc.

Ngũ tinh, lục diệu

Ngũ tinh là chỉ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tai trái là Kim tinh, tai phải là Mộc tinh, miệng là Thủy tinh bộ vị trên giữa 2 lông mày là Hỏa tinh, chóp mũi làThổ tinh. Lục diệu là chỉ Thái dương, Thái âm, Nguyệt bột, La hầu, Kế độ và Tử khí. Thái dương là chỉ mắt trái, Thái âm là chỉ mắt phải, Nguyệt bột chỉ Sơn căn trên mũi, La hầu là mày trái, Kế đô là mày phải, Tử khí là bộ vị Ấn đường giữa 2 mắt.

Hỏa tinh ở trên to trán, trán vuông, ngay ngắn , đầy đặn là tướng làm quan. Người có tướng như thế quan vận tốt. Tử khí đầy đặn, rạng rỡ cũng là tướng quan. Người mà Thổ tinh dày dặn, có thịt là tướng trường thọ. Mộc tinh lộ xuất hướng ra bên ngoài mà không hướng vào trong là tướng phúc. Người có tướng mặt như thế có thể được hưởng ngũ phúc. Người có La hầu dài chẳng phải vất vả, cả đời không phải lo lắng chuyện cơm ăn áo mặc. Người có kế đô dài mà tề chỉnh, gia đình được hạnh phúc, có đủ con trai con gái, được hưởng niềm vui vẻ trời ban. Người mà vị trí sao Nguyệt bột thẳng dài như cây bút, chuyện cơm ăn áo mặc chẳng phải lo. Thái dương có thần, có linh khí, người như thế có phúc lộc.

Thái âm, nhãn châu đen tối, điểm đen như hạt đỗ, lại có linh quang rạng rỡ cũng sẽ làm quan. Thủy tinh dài, rộng, môi hồng bóng, làm quan đến tam công.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *