Tướng hồng nhan bạc mệnh

Hồng nhan bạc mệnh chẳng những là một thành ngữ thông tục mà còn là vấn đề nhân sinh rất phổ biến. Tuy phổ biến nhưng hồng nhan không phải chỉ toàn bộ nữ giới mà hướng vào những người đàn bà CÓ nhan sắc thôi.

“Tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh”, câu thơ của một thi sĩ nào đó vì cảm khoái đời mong manh của những giai nhân như: Dương Quý Phi, Điêu Thuyền, Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Mai Phi… mà làm ra.

Hồng nhan còn cần điều kiện khác nữa là chứa chất tài hoa, thông tuệ, duyên dáng và tình tứ, nếu đẹp mà ngu đần thì không thể liệt vào loại hồng nhan. Vì phải có tài hoa ấy, thông tuệ ấy, duyên dáng ấy, tình tứ ấy mới gây nổi sóng gió để mà bạc mệnh, “hồng nhan họa thủy” là ý như vậy.

Nếu không được anh hùng tài tử mê say. Nếu sắc đẹp không làm nghiêng thành nghiêng nước thì sao gọi là hồng nhan được.

Trên tờ L’Écho de Paris”, một nhà báo Pháp đã viết về nàng Mata Hari: “Tôi đã sửng sốt và đê mê khi nhìn thấy những đường nét của người đàn bà khả ái đó múa nhẩy dưới hào quang vàng bạc. Nhẹ nhành, uyển chuyển như hơi gió, từng miếng “voan mỏng rời thân hình mà bay lên như chim rồi rơi rụng xuống như cành hoa tơi tả cho đến khi trên mình nàng không còn gì che đậy nữa. Cả Paris choáng váng với cái tên Mata Hari”.

Đó đích thực mới là cái đẹp hồng nhan lên đến tuyệt đỉnh.

Còn bạc mệnh là gì?

Là chết sớm, là góa bụa, là danh tiếng và sự nghiệp ngắn ngủi, là nhan sắc tàn tạ rồi bị bỏ rơi tàn nhẫn, là chịu hung tử, là số kiếp chìm nổi, là nước chảy hoa trôi.

Điều lạ lùng cho kiếp hồng nhan là vừa làm cho người ta sợ vừa làm cho người ta yêu quý vô cùng.

Một dân gian thoại Trung Quốc kể rằng:

“Có ba ông tiên ngồi bàn luận về thuật trường thọ. Tranh cãi hồi lâu, cả ba ông đều đồng ý cái thuyết trường thọ chỉ thu vào mấy chữ: Thất trung lão ẩu xu” (trong nhà bà vợ vừa già vừa xấu).

Ông tiên đưa ra ý kiến này giảng: Nếu vợ hồng nhan thì ông chồng dễ bị lôi vào bể dục rồi chết trong đó”.

Các cụ đồ ta không hề đi ngược lại nhận xét trên nên mới có câu ca dao sau đây:

“Vợ đẹp chỉ tổ đau lưng, Trà ngon tức bụng, điếu thông quyện đờm”.

Kinh nghiệm tướng học thường gặp cảnh “tảo tuế tăng phu” (chốn chồng khi còn trẻ) hay “tảo tuế ly phu” (bỏ chồng khi còn trẻ) của nhiều người đàn bà đẹp. Dân gian bảo đấy là tại trời đất ghen  “tái sinh chi lắm cho trời đất ghen”.

Kinh nghiệm tướng học cũng thường gặp cảnh “mỹ nhí VÔ tử (đẹp mà không có con) và từ không có con chuyển sang tình trạng nhiều chồng chẳng mấy xa. Hồng nhan đáng sợ là như thế, nhưng không người đàn bà nào không mong mỏi cho mình có nhan sắc tuyệt vời dù chịu khổ cực, dù phải chịu chấp nhận kiếp mong manh và không người đàn ông nào không mong mỏi được gặp một lần để đam mê cho quên hết thường sự đời.

Tướng hồng nhan bạc mệnh đáng nói đến có một số tướng sau đây:

Tướng yểu tử và uổng tử

Tướng này hiện lên qua:

– Nhân viên phụ bạch, quang thái ánh ánh (Đôi mắt thật tròn, nhiều lòng trắng và sáng quắc).

– Tuyệt đỉnh thông minh (Đầu óc tuyệt đỉnh thông minh).

– Thần lộ xích lũ (Đôi mắt Có những tia đỏ nhỏ li ti quấn lấy tròng đen).

– Diện bì bằng cấp (Mặt da hết sức căng phẳng như mặt người bằng sáp).

– Thanh đạm vô huyết (Da trắng nhợt nhạt).

– Nhục lưu cốt thiểu (Da thịt mềm nhũn mà xương thật nhỏ).

– Thần súc thanh ám (Đôi môi co rút hoặc cong thái quá mà màu nhợt hoặc xanh xám).

– Kiên tiêm thượng tủng (Đôi vai số và nhọn).

– Ngôn đoản mi số (Nói hơi quá ngắn và lông mày nhíu lại).

– Diện sầu trường thán (Mặt u sầu mà lại hay than thở).

-Ấn thường trực văn phá thiên trung (Có một vết chạy từ Ấn đường thẳng lên chia đôi trán).

– Lưỡng mục thần tán (Đôi mắt tán thần).

Yểu tử hay uống tủ Có thể là chết vì bệnh hay vì tự sát, hay vì bị tai nạn, hoặc tai họa.

Như nàng Trương Quỳnh Như, người tình của Chiêu Lý Phạm Thái là trường hợp yểu tử vì bệnh.

– Như Lạc Đế, Lâm Đại, những diễn viên điện ảnh của màn bạc Trung

Quốc là trường hợp uổng tử vì tự sát.

Như Ngô Lệ Thủy là trường hợp uống tử vì tai nạn.

Phải kể thêm những người đàn bà không phải là hồng nhan mà yếu tử, uổng tử. Những tướng ấy như sau:

– Dương nhân tố bạch (Mắt đục và bốn phía trong trắng như con mắt de).

– Bộ tẩu bất quân (Đi đúng tán loạn lúc nhanh lúc chậm, tập tà tập tễnh, lệch lẹo. Xin đừng lầm với người tàn tật).

– Nhĩ hậu kiến tại (Hai hàm bạnh nhọn đúng đằng sau trông thấy hàm).

– Nhãn ác tỵ câu (Trông mặt dữ tợn, mũi quặp).

– Nhĩ trá tỵ khúc (Tai quắt, mũi gãy khúc).

– Khiếu lộ nhãn thâm (Hai lỗ mũi hếch như mũi lợn, mắt sâu hoắm).

– Thân ngạch cản đoản (Thân hình thô cứng, CỔ ngắn).

– Phát trong mi thô (Tóc dày cộm, lông mày thô).

Nói lại cho đúng hơn, những tưởng cách vừa kể trên nên gọi là tướng hung tử.

Giai thoại về tướng hồng nhan yểu tử và uống tử

Vào những năm của cuộc vận động cách mạng Tân Hợi

Trung Quốc, ở vùng Triết Giang Có nàng Thu Cẩn tự là Toàn Khanh, một cô gái hiền thục và sắc đẹp thì thật hiếm thấy. Điều đáng nói hơn hết là trí tuệ thông minh phi thường của nàng, thi văn biện thuyết quán triệt kinh sử.

Một trong những người tiên phong của tân thời đại, nàng qua Nhật du học rồi gia nhập đoàn thể cách mạng của Tôn Trung Sơn. Về nước, nàng được Đảng giao phó Công tác tổ chức, tại Thiệu Hưng, nàng cùng đồng chí Từ Tích Lân mở nhiều cơ sở giáo dục vừa vặn vừa võ. Nhờ chồng làm quan với Thanh triều nên Thu Cẩn rất dễ hoạt động và mau | chóng phát triển những tổ chức cách mạng.

Truyền bá tư tưởng cách mạng qua những cơ sở hợp pháp đâu phải chuyện có thể bưng bít được mãi. Mặc dù chồng Thu Cẩn có chức vụ cao, mặc dầu nàng đã đưa Từ Tích Lân vào làm cảnh sát trưởng ở vùng Thiệu Hưng, nhưng mật vụ Thanh triều đã bí mật theo dõi nhất cử nhất động của nàng.

Biết rõ tình trạng nguy cấp, trốn đi thì không kịp nữa, Từ Tích Lân và Thu Cẩn quyết gây chấn động cho uy thế cách mạng bằng cách nhân ngày lễ, tổ chức đạo quân cảm tử đường trường giết hết các quan lại cai trị địa phương. Kết quả, tuần phủ người Mãn Châu là Ân Minh cùng bộ hạ bị tử thương. Từ Tích Lân cũng chết trong lúc giao chiến, còn Thu Cẩn bị bắt mang đi xử bắn.

Khi cách mạng tân Hợi thành công, Đảng mang xác Thu Cẩn về chôn ở Hàng Châu, bên cạnh mộ của Võ Tòng (trong Thủy Hử) và Nhạc Phi hai vị anh hùng đời Tống.

Tướng có mệnh đào hoa

Nhan sắc trở thành con mỗi tranh chấp giữa các anh hùng hào kiệt, giữa bọn quyền thế hoặc thấp hơn nữa là đám đạo tặc, côn đồ. Do đó mà thân gái thành long đong, chìm nổi nên thành lẽ mọn và có thể do đó mà thành hung tử vì ghen tuông hay phẫn uất mà tự sát.

Tướng hồng nhan đào hoa thế nào?

Thật là khó phân biệt nếu không nghiên cứu kỹ càng, tường tận bởi vì hồng nhan là cái đẹp rồi, đào hoa không thêm phần nhan sắc nào khác nữa, đào hoa chỉ đẩy mạnh hấp dẫn lực.

Trước hết, phải lấy một cành hoa đào để quan sát, mơn mởn, mịn màng, sắc hồng hồng và rất mỏng.

Quang thái của làn da hiện lên rõ nhất là ở má và mi mắt, trông giống da trái đào ủng chín.

Làn da trên là biểu hiện của đào hoa một cách rõ rệt nhất. Nếu không thấy thì chuyển sự quan sát sang ánh mắt. Mắt đào hoa hiện ra bằng lưu quang (xin đừng lầm với lộ)  nghĩa là thấy mắt ướt mà quang mắt trông như tuôn chảy ra (chứ không bắn ra) gọi là lưu thủy. Nhiều diễn viên điện ảnh có quang mắt khiêu gợi này, điển hình là: Marilyn Monroe, Jacqueline Bisset, Virna Lisi…

Nếu không thấy cả ở mắt nữa thì chuyển quan sát sang đôi môi và bộ răng, môi đỏ hồng và mỏng, răng thật trắng mà nhỏ (răng lớn lại là răng tốt) mang theo nụ cười mê nhân như: Losa Montez – người đẹp của thế kỷ 19, Michèle Mercier – ngôi sao màn bạc.

Theo lý thuyết tương đào hoa thường đi kèm với những tướng khuyết hãm cho nên người đàn bà mới khổ.

Trường hợp cực hiếm là tướng đào hoa đi theo với tướng cực quý.

Giai thoại về tướng có mệnh đào hoa

Giai thoại 1

Cuối đời Minh Có hàng Trần Viên Viên, người đất Tô Châu, đã đẹp lại giỏi cầm kỳ thi họa. Đại thần Bá Châu Khuê tiến dâng nàng lên Tư Tôn Sùng Trinh hoàng đế. Do lời chê của thầy tướng bảo Trần Viên Viên mà nhập cung tất mang họa đến cho Minh triều, Tư Tôn liền trả lại cho Bá Châu Khuê để nàng về nguyên quán.

Đại tướng Ngô Tam Quế nghe danh Trần Viên Viên, đem sính lễ cưới nàng làm thiếp. * Năm Sùng Trinh thứ 70, Lý Tự Thành nổi loạn đem quân Công hãm kinh đô, vua Tư Tôn Sùng Trinh thắt cổ chết ở Môi Son. Lý Tự Thành tự lập vi để lấy hiệu là Đại Thuận hoàng triều. Lý Tự Thành thèm muốn Trần Viên Viên từ lâu, nên cho bắt nàng vào cung.

Ngô Tam Quế định về đầu hàng Lý Tự Thành nhưng nghe tin người thiếp yêu của mình bị Lý Tự Thành làm nhục, phẫn nộ Quế điều đình với người Mãn Châu cùng mình đem quân sang đánh Lý Tự Thành. Không chống nổi Ngô Tam Quế, quân Lý Tự Thành tan vỡ, từ đấy Trung quốc đặt dưới quyền thống trị của Thanh triều. Ngô Tam Quế thành tên đại hán gian trong lịch sử chỉ vì cái tướng đào hoa của giai nhân Trần Viên Viên vậy.

Giai thoại 2

Đời Ngũ đại phân loạn, khắp nơi giặc giã cường hào, Có nàng Kinh Nương nhan sắc tuyệt vời, nhà văn Phùng Mộng Long, sau này viết về nhan sắc đó, đã phải dùng những điển tích của các đại mỹ nhân để miêu tả: mắt thu thủy, mày xuân sơn, nét sầu hận như Tây Thi lúc đau ngực, vẻ bị thương như Thái Châu lúc cắt tóc, buồn như tiếng nấc nở của cây đàn tì bà khi Chiêu Quân lên đường sang Phiên Quốc, cái đẹp ấy là của trời, vẽ chẳng làm sao cho hết. Bởi nhan sắc đó nên nàng bị các anh hùng hào kiệt tranh đi cướp lại nhiều lần.

Cuối cùng gặp được người anh hùng Triệu Khuông Dân cứu từ một nhà giam ra sau khi Triệu Khuông Dẫn đã giết mấy tên đạo tặc.

Trong một hoang thôn, Kinh Nương ngỏ ý muốn được làm vợ Triệu Khuông Dẫn thì chàng cười lớn lên mà bảo: “Cô họ Triệu, tôi cũng họ Triệu nên tôi coi cô như người em gái nhỏ, tôi gặp hiền muội trong cảnh bèo nổi nên động lòng trắc ẩn mà ra tay cứu vớt chứ thực không phải vì | thèm muốn nhan sắc mỹ lệ”.

Khi về nhà cha mẹ nàng, để tạ ơn cha mẹ nàng ngỏ ý muốn cho Kinh Nương gá nghĩa với Triệu ân nhân. Triệu Khuông Dẫn vẫn nhất quyết chối từ. Chàng lưu lại đây mấy ngày rồi đi. Phần Kinh Nương nàng quá đau xót vì mối tình bị hắt hủi nên một tháng sau tự ái chết để lại bốn câu thơ tuyệt mạng cho Triệu Khuông Dẫn:

“Thiên phó hồng nhan bất ngộ thời

Thu nhân lăng nhục bị nhân khi

Kim tiêu nhất từ thù công tử

Bỉ thử thanh danh thiên hạ trị”.

Nghĩa là:

(Trời cho sắc hồng nhan không đúng thời

Hết bị người làm nhục lại bị người hắt hủi

Đêm nay xin chết để tạ lòng Công tử

Để tâm sự và thanh danh cho mọi người biết).

Triệu Khuông Dẫn khi lên ngôi hoàng đế tức Tống Thái Tổ, nhớ tới Kinh Nương, hạ chiếu sắc phong cho nàng là “Trinh Nghĩa phu nhân” rồi cho lập miếu thờ tại địa phương. Miếu Trinh Nghĩa phu nhân hiện nay vẫn còn.

Tướng luân lạc, nước chảy hoa trôi

Có nhan sắc mà sống kiếp lẽ mọn, tì thiếp hay bán phấn buôn hương, hay xuân tàn vô phu.

Đọc bài “Hồng nhan bạc phận phú” của Đỗ Thế Giai có thể thấy hết hình ảnh thân phận của loại tướng này:

“Giang hồ là chí

Phong nguyệt là lòng

Dùng gót ngọc nửa mừng nửa lệ

Ngoảnh mặt hoa trăm thở trăm than

Hổ thân bồ liễu đeo thói hồng nhan

Bút son vâng lệnh Thiên Tào, chỉ biết long đong là phận số

Tưởng cái xuân xanh còn mãi, vậy cắm sào đợi nước

Duyên mặc duyên luống chắc mai sau

Nào ngờ xuân muộn hoa tàn.

Nghĩ đôi con quyên nhặt nhạn thưa

Vì hồng nhan cho nên bạc phận

 Hoa nguyệt một mùa, mây mưa mấy trận

Phận liễu bồ lắc lúc truân chuyên

Kiếp má hồng nhiều khi lận đận.

Tự cố tri âm thiểu, cầm thi từ ấy với ai vui

Giai nhân tái đắc nan, hướng phấn đến nay nhiều kẻ oán dài

Hoa đã tàn, hương đã vãng

Mặc ai thăm ván bán thuyền

Mặc kẻ tưởng Tần, vọng Hán

Tiếc thay trong giá trắng ngần

Đến phong trần cũng phong trần như ai”.

Nói đến luân lạc thì dù là dòng dõi vương hậu hay con nhà thứ dân, hễ có tướng luân lạc là phải luân lạc. Chỉ cần xem đó là mệnh hay vận hạn, nếu mệnh tất toàn thân tướng bàn bạc, nếu vận hạn thì trên diện hình có hung tướng.

Sách “Tướng lý hoành chân” ghi những tướng bần hàn của nữ nhân như sau:

– Nhất phiến tiêu âm xuất tố hầu (Tiếng nói khô như một vật bị | cháy, the thé, khàn khàn trong cổ họng). .

– Hành hành tọa tọa vô đa định (Đứng đứng, ngồi ngồi, tâm thần bất định).

– Sà hành tước bộ định bần cùng (Đi uốn éo như rắn, nhảy nhảy như – chim sẻ).

– Hình thành hợp tự diện đồ khan (Mặt hình chữ hợp – nghĩa là hai thái dương ốp lại, quyền cao lên, cằm thuôn nhọn).

– Đối tước yêu tà thụ bôn ba (Lưng mỏng, eo lệch vất vả khổ sở).

– Thần tiêu, ty bạc vô quái ỷ môn nhi vọng (Môi khô mũi mỏng chờ ngoài cửa mà cũng chẳng thấy ai).

– Cước đại thủ đoản (Bàn chân lớn, bàn tay ngắn).

– Tỵ vô luong trị cánh kham lân (Mũi không CÓ Sống mũi thật đáng thương).

– Lưỡng mục vô thần lưỡng nhĩ đe (Hai mắt thiếu tinh thần, hai tai mọc thấp).

Sách “Quan nhân ư ơi” ghi những tưởng thì thiếp của nữ nhân như sau:

– Tỵ tiểu đầu đề bất tác chính thê (Mũi nhỏ trán thấp, tướng đi làm lẽ hay gái bao).

– Ngách trắc thần kinh thiên thất sinh thành (Trán lệch, thân thể nhẹ như vậy, tướng làm từ thiếp).

– Ngách trá nhĩ đe (Trán hẹp, tai mọc thấp).

– Kiên thùy yêu thiên (Vai xuôi đuột, eo lệch).

– Mân mao sinh dốc, phát nùng mãn trọng (Tóc mọc lấn sang trán, tóc quá rậm mà mặt nhỏ).

– Ngách trá tỵ tiểu (Trán hẹp, mũi quá nhỏ).

– Hổ diện hình (Cằm bạnh, như hàm con hổ).

Cần phải luận thêm về cái lý tưởng tì thiếp để cho việc đoán tường được chuẩn xác hơn. Cái lý ấy là: Có khá nhiều trường hợp người có tướng tốt mà đi lấy làm lẽ thì tướng ấy phải bị khuyết hãm ở một điểm nào đó, những khuyết hãm ấy nếu chưa thành phá tướng để phá hủy hoàn toàn tướng tốt kia thì người đó sẽ lấn quyền vợ trước, biến dần dần thành chính thê.

Ta có thể bảo tình trạng thì thiếp ấy chỉ có tính pháp lý hoặc trước nhãn quan của người đời chứ không phải tướng lý. Người vợ trước bị bỏ rơi chắc chắn phải có tướng xấu và thân phận tì thiếp bị hóa giải. Bấy giờ trong tướng cách thần tiêu ty bạc hình thành hợp tự, sẽ có thể tìm thấy trên diện mạo người vợ thất sủng.

Nơi lạnh lẽo nơi xem gần gắn Há phai son lạt phấn ru mà Trêu ngươi chi mấy trăng già Sao con chỉ thắm mà ra tơ mành.

Người vợ một khi đã thành vợ hờ, thì cái địa vị chính thế nào có đáng kể gì nữa.

Bởi thế hễ quan tướng thì phải luận cho kỹ càng. Tướng đàn bà bị chồng ghét bỏ

Đa số đàn bà bị chồng ghét bỏ hoặc bỏ vương vất đều phạm vào tướng Cô thần. Tướng Cô thần thế nào?

– Nhân viên lộ bạch (Mắt tròn lộ bạch).

– Ty ngưỡng lộ khổng (Mũi hếch lộ khổng).

– Nhĩ phản luân phi (Tai vành trong lộn ra).

– Thân hân lô sĩ (Mỗi cong răng lô).

– Ngách đa văn (Trán nhiều vết nhăn).

– Đầu quá đại (Đầu quá lớn).

– Ty đầu quá đại (Đầu mũi quá to)

– Lưỡng quyền qua đại (Lưỡng quyền lớn quá).

– Tỵ lương triết (Sống mũi gẫy).

– Pháp lệnh quá thâm (Pháp lệnh quá sâu).

– Ngách đột (Trán dô quá).

– Thân thái đoản (Thân hình ngắn ngủn).

– Diện thái trường (Mặt dài quá).

– Lộ hầu (Yết hầu thành cục).

– Phát thô nhi thốc (Tóc thô lại hói).

– Nhĩ khuyết (Tai bị khuyết).

Người đàn bà mang những tướng vừa kể trên có thể đẹp cũng có thể xấu, xấu thì chẳng nói làm gì nhưng đẹp mà tưởng như vậy cũng vẫn chịu cái phận hẩm hiu ấy như thường.

Ngược lại, có những người đàn bà nhan sắc rất xấu nhưng thái độ đoan trang, uy nghiêm, đôi mắt ngay ngắn, hoạt động như sao băng, hoặc đôi môi đỏ chon chót, răng trắng, lớn thì thân phận lại cao sang vô cùng.

“Cổ tướng thư dạy rằng:

Diện lậu thần hồng nhãn nhược tinh

Uy nghiêm hậu trọng đắc nhân kính

Túng nhiên vị đắc vi quân hậu

Đã hứa phu quý tử hựu vinh.

Nghĩa là:

Mặt xã lâu nhưng môi đỏ và mắt sáng như sao

Trông uy nghiêm uy hậu mọi người kính trọng

Nếu không nổi làm vương hậu

Thì chồng cũng cao sang, con cái thành đạt.

Đó là sự diệu kỳ của tướng học vậy.

Tướng phụ nữ khốn khổ

Tướng đàn bà khốn khổ, nghèo đói hoặc long đong được biểu hiện qua những nét tướng sau đây:

– Trán hẹp và thấp, tóc khô và vàng, mắt sâu, mày đậm: long đong về sinh kế, hiếm con.

– Bụng quá xẹp, eo quá nhỏ, lưng quá hẹp, suốt đời không có lộc.

– Mũi nhỏ hẹp lệch ngắn, Chuẩn đầu không thịt.

– Môi quá dày,miệng quá rộng mà tay ngắn, ngón tay mập ngắn và thô.

– Tiếng nói nhỏ và khàn, mặt lúc nào cũng có sắc thái sầu thảm.

– Mặt lúc nào cũng như ngửa lên trời, dáng dấp và giọng nói có vẻ đàn ông.

-Son còn thấp, Lệ đường khô hãm, tròng mắt vàng nhạt, có gân máu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *