Nguyên tắc cơ bản của thuật xem tướng

Theo phép xem tướng ở sách “Ma Y thần tướng”, trình tự về sự quyết định khi xem tướng cần phân biệt theo các bước:

Xem thần: Thần của một người phân biệt theo các khái niệm đối lập gồm: kín mà không tối, an mà không ngu, phát mà không lộ, thanh mà không khô, hòa mà không nhược, lộ mà không tranh, cương mà không cô.

Xem mắt: Mắt chủ thể về thần. Mắt cần nhỏ và dài, nhỏ mà không dài là tiểu xảo, dài mà không nhỏ thì ác. Mắt nhìn phải định mà xuất, xuất mà lại nhập, không lộ lòng trắng ở trên và dưới đồng tử, nhìn lâu mà thần không bị thoát, gặp nguy mà không hoảng sợ.

Xem người: Mặt người chiếm sáu phần thân người chiếm bốn phần.

Xem mặt: Trên khuôn mặt thì mắt chiếm ba phần, trán chiếm ba phần (là điểm xuất phát và phúc của cuộc đời), còn lại mũi, mi, miệng, tại chiếm bốn phần.

Sau khi cân nhắc theo các bước nêu trên, những điểm bổ sung để đi đến kết luận gồm: thanh tướng (tiếng nói), hành tướng (tướng đi), ngọa tướng (tướng ngủ).

Người xem tướng muốn việc quan sát được coi là đầy đủ phải hướng việc quan sát của mình vào mười trọng điểm. Trong các sách tướng ngày xưa, người ta thường mệnh danh đó là thập quan gồm các điểm trọng yếu sau đây:

Sự uy nghi: Nói một cách tổng quát, uy nghi là những gì một cá nhân tỏa ra ngoài, khiến cho người khác nhận thức được và kiêng nể, không dám đem lòng khinh mạn. Thường thường sự uy nghi đường bệ này phần lớn do ánh mắt tạo ra nhưng không chỉ có ánh mắt mà ở toàn thể cốt cách, cử chỉ hay nói một cách rộng rãi là tác phong của một cá nhân.

Tính cách hậu trọng và hòa ái: Tính cách hậu trong bao gồm cả hai lĩnh vực thân thể lẫn tinh thần và có nghĩa là thân hình vũng vàng, tinh thần ổn định tạo cho người ngoài một sự tin cận, một cảm tưởng có thể nói là an tâm nơi mình. Ví dụ như một người lúc nào cũng giữ được tác phong ung dung thư thái trước bất cứ hoàn cảnh nào, sắc mặt lúc nào cũng điềm đạm không hốt hoảng, hoang mang là kẻ được tướng học xem là tướng hậu trọng.

Còn hòa ái là sắc diện, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của ta khiến người khác được thoải mái, thích tiếp cận nhưng không dám khinh nhàn hoặc vì cưỡng ép mà tới.

Thẩm định sự thanh trọc (thanh là tốt, trọc là xấu): Sự thanh trọc nói ở đây có nghĩa là thanh hay trọc phải đúng mức, vì thanh đi quá đà sẽ trở thành hàn. Trọc đi quá đà sẽ trở thành thô và chỉ khi nào có hàn.

Quan sát cách cấu tạo xương đầu và trán: Đầu, dưới cái nhìn tướng học Trung Hoa, được xem là nơi cao quý nhất của thân thể, phản ánh chính xác các đặc điểm của một cá nhân nhưng tướng học ít khi nói đến đầu mà lại nói đến trán. Hơn nữa phần đầu được nói đến phần nhiều lại có tính hoang đường chỉ có một phần nhỏ đáng lưu ý. Đại khái, muốn được coi là cát tướng thì xương não hậu phải nổi tròn, xương hai bên phía tại nảy nở một cách cân xứng. Ngoài ra chiều cao và khối lượng của đầu phải tương xứng với toàn thân, không được quá lớn cũng không được quá nhỏ. Thái quá hay bất cập đều là hung tướng, dù Tạm đình có bình đẳng, Ngũ nhạc có triều quy đi nữa, thì những sự bình đẳng, triều quy đó cũng chỉ là những cái tốt chi tiết trong một cái xấu tổng quát, chỉ được ngọn mà mất hẳn gốc.

Về trán, điểm cần nói ở đây là trán cũng phải theo một quy tắc trung dung như trên, nghĩa là phải tương xứng thích nghi với đầu. Quá cao rộng hay quá thấp hẹp đều không đưa đến hậu quả tốt đẹp thật sự vì cao quá thường lao tâm tổn thọ, quá thấp hẹp thì ngu độn vất vả.

Quan sát Ngũ nhạc và Tam đình: Tam đình và Ngũ nhạc tuy danh xưng khác nhau nhưng thực chất lại là một. Tam đình đứng về phương diện phân chia tổng quát khuôn mặt một cách võ đoán, còn Ngũ Nhạc là đứng về phương diện phối trí các khu vực xương nổi cao trên khuôn mặt. Khi xem tướng, chúng ta cần nhớ một vài điểm quan trọng sau đây: Chiều dài lý tưởng là Tam đình phải xấp xỉ bằng nhau và không có Đình nào được lệch lạc.

Quan sát hình dạng, phẩm chất của Ngũ quan và Lục phủ: Quan sát Lục phủ muốn cho chính xác phải nhìn nghiêng chứ không nên nhìn thẳng phía trước và các phần này thuộc về phần chính diện. Do đó, việc quan sát chính diện chỉ có tính phụ đới nhằm bổ sung cho lối nhìn trắc diện. Trái lại, trong phép quan sát Ngũ quan (trừ cặp tại không đáng kể), trắc diện chỉ có tính cách bổ sung, chính diện quan sát mới đóng vai trò quan trọng.

Quan sát các bộ vị trên thân mình: bụng, ngực, lưng, eo, vú, rốn…

Quan sát các nét tướng tứ chi.

Quan sát âm thanh và tâm hồn: Âm thanh trong tướng học đóng một vai trò quan trọng trong việc đoán thọ yểu, hiền ngu, quý tiện.

Quan sát thân hình để xem cá nhân đó thuộc loại hình gì: Trọng điểm này bao gồm những loại hình tướng căn bản thường hay biến cách. Chính thường thì phép phân loại theo Ngũ hành hình tướng được coi là căn bản. Biến cách thì xem cá nhân đó thuộc hình dáng cầm hay thú điển hình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *