Tướng do tâm sinh

Dân gian cho rằng: “Tướng do tâm sinh, theo tâm mà mất đi”. Trong mắt người xưa, con người là linh hồn của vạn vật, hình tướng là biểu hiện bên ngoài của thế giới nội tâm, cũng là hình ảnh thu nhỏ hàm chứa toàn bộ thông tin của vũ trụ tự nhiên. Cơ thể của mỗi người đều ẩn chứa tất cả thông tin của sinh mệnh, mỗi sinh mệnh đều là sự tích lũy của quá trình phát triển, tiến hóa của sinh vật. Mỗi một tế bào là một chỉnh thể thông tin, từ mỗi khí quan cơ thể đều nói lên thông tin của một con người.

Đặc biệt, gương mặt ghi chép rất sinh động thông tin di truyền và tất cả những sự việc đã trải qua. Xem tướng mặt của con người, có thể hiểu được quá khứ và cũng có thể biết được cát hung, họa phúc trong tương lai của người đó.

Chúng ta đều biết đến một giai thoại nhìn mặt biết người của Viên Trung Triệt. Một lần đến nhà bằng hữu, ông nhìn thấy người hầu có tướng không tốt liền khuyên bạn đuổi người đó đi. Sau khi bị đuổi ra khỏi nhà, vào lúc nửa đêm, người hầu này nhặt được một túi tiền trong miếu. Trong hoàn cảnh đó, anh ta nghĩ người bị mất tiền cũng đang ở trong tình cảnh bi thảm như mình, liên tìm mọi cách để trả lại. Vừa hay, người mất tiền là một vị quan võ, thấy người hầu này không bị tiền bạc làm lu mờ, nên tỏ ý khen thưởng và thu nạp. Mấy năm sau, nhờ lập được công lao đánh trận nên anh ta được đề bạt làm quan võ tam phẩm.

Khi người đó quay về bái kiến chủ nhân trước, vị này sinh lòng tức giận, liền sai anh ta giả mặc quần áo cũ đến gặp Viên Trung Triệt. Nhưng vừa gặp, họ Viên đoán người hầu làm quan võ tam phẩm, nguyên nhân là do anh ta đã tích được đại đức, sát khí trước đây trong hình tướng đã chuyển thành phúc khí. Người bạn và viên quan mới nhậm chức đều vô cùng khâm phục

Nguyên tắc thanh trọc trong nhân tướng

Khái niệm “thanh” và “trọc”

Trong tướng học A Đông, “thanh” và “trọc” là 2 ý niệm căn bản để giải đoán quý tiện, cát hung, thành bại, thọ yểu của con người. Khái niệm “thanh” và “trọc” chi phối hầu hết các nét tướng. Có thể nói, mọi lĩnh vực quan sát của tướng học Á Đông đều hướng đến việc tìm tòi, phân biệt những đặc điểm thanh, “trọc” rồi dựa vào đó để luận đoán. Vậy, thực chất “thanh” và “trọc” là gì?

Thanh

Thuật ngữ “thanh” chỉ tất cả các nét tướng tốt của con người, từ tướng cơ thể đến tướng tinh thần, từ nét tướng động, tĩnh và cả những nét tướng phối hợp đồng, tĩnh, bao gồm những đặc điểm tốt về phẩm và về lượng dưới mọi dạng thức.
Nếu nói về sắc da, “thanh” có nghĩa là sắc da tươi nhuận, ưa nhìn, không đậm, không nhạt. Trong trường hợp này, việc đánh giá tính chất “thanh” nghiêng về chủ quan và trực giác hơn là khách quan theo nghĩa thông thường.

Nói về giọng nói, “thanh” có nghĩa là giọng nói trong trẻo, âm lượng vừa phải, không quá lớn cũng không quá nhỏ, tạo cho người nghe cảm giác dễ chịu. Giọng nói “thanh” không phải vì lý luận có lý mà vì tính chất ấm áp hay trong trẻo, rõ ràng, không rè, không chát..

Nói về cử chỉ, “thanh” có nghĩa là cử chỉ mực thước, quý phái, không sỗ sàng, cương nhu thích hợp. Đó là cử chỉ của người hào hoa, phong nhã.

Nói về bộ vị, “thanh” là sự kết hợp hài hòa tạo thành một tổng thể cân xứng, linh động, có sinh khí, có thẩm mỹ. Cặp lông mày được gọi là “thanh” khi sợi lông mày không lớn hơn sợi tóc, sắc lông mày đen mượt. Mũi “thanh” là mũi ngay thẳng, cao, không lệch, Lan đài và Đình úy không quá lớn, đầu mũi không quá đầy đặn.

Nói về Ngũ hành hình tướng, người hình Mộc (Giáp Mộc) được coi là “thanh”, người trọng Thổ bị xem là “trọc”. Nói về thần khí, người mắt lồi, không có thần khí, hoặc lòng đen, lòng trắng mờ đục thì không “thanh”. Trái lại, ánh mắt sáng, êm dịu, tinh anh, đồng tử trong suốt như pha lê, lòng đen lòng trắng rõ ràng, thuần khiết, không mờ đục, không có tia máu được coi là thần thanh, khí sảng.

Nói về tổng quát, nếu có sự phối trí tương xứng giữa các thành phần trong bộ vị cơ thể thì gọi là “thanh”. Ví dụ, phía sau đầu và trước mặt, phía phải và trái khuôn mặt cân xứng với thân mình được xem là “thanh”, trong phép phối hợp Ngũ hành của cơ thể, những tướng chính cách hay tướng tạp cách nhưng không xung khắc được xem là “thanh”. Chẳng hạn, thân hình nặng nề, chắc nịch, mặt mũi thô kệch nhưng mắt sáng, mày tươi, giọng trong trẻo thì phần liệt kê ở vế sau đó gọi là “thanh” trong cái “trọc” của toàn thể thân hình.

Nói về động tĩnh, nếu có sự hòa hợp giữa đồng và tĩnh, tức là phần động trội hơn phần tĩnh nhưng không làm mất sự cân xứng, không vượt ra ngoài tiêu chuẩn, đều được gọi là “thanh”. Cũng có trường hợp những người lùn, nhỏ nhưng thần thái tuấn tú, hoặc chân tay thô kệch, nặng nề nhưng bước đi nhẹ nhàng, thanh thoát được coi là “thanh”.

Trọc

Ngược lại với “thanh” là “trọc”, chỉ tất cả những gì không hợp tiêu chuẩn. Thông thường người ta hay cho những gì thái quá là “trọc”, nhưng trong tướng học tất cả những gì bất cập cũng đều là “trọc”. Chẳng hạn như:

– Khuôn mặt vừa vặn mà mũi thì quá lớn, Chuẩn đầu quá mập, Lan đài và Đình úy quá nảy nở như các loại mũi sư tử, mũi túi mật là “trọc”.

– Hình Thổ, quá nặng nề, chậm chạp là Thổ trọc.

– Giọng Mộc cao, nhưng không trong trẻo là giọng Mộc trọc.

– Sắc da trắng nhưng khô, trông như phấn mốc gọi là sắc trọc.

– Tâm tính hẹp hòi không tương xứng với thân thể khôi ngô tuấn tú là tâm trục.

– Âm dương, Ngũ hành không điều hòa, là Âm dương trọc…

Dưới nhãn quan tướng học, “thanh” thì quý, “trọc” thường bị xem là tiện. “Thanh” chủ về quý, thọ, vinh hiển, thành đạt, còn “trọc thì ngược lại. Tuy nhiên, đó chỉ là tổng quát, trong phép đoán tướng, người ta phải đi sâu vào từng chi tiết nhỏ và hết sức tinh tế để phân biệt đâu là “thánh” hay “trọc” một cách cẩn thận rồi mới đưa ra xét đoán.

Luận bàn về mối quan hệ giữa “thanh” và “trọc”

Nếu đưa các nguyên tắc và tiêu chuẩn “thanh” và “trọc” ứng dụng vào thực tế để xem tướng chúng ta sẽ rất ít khi gặp một cá nhân nào có tướng thuần túy “thanh” hoặc thuần túy “trọc” mà thường lẫn lộn cả “thanh” lẫn “trọc”, chỉ khác nhau ở tỷ lệ: Có người “thanh” ít “trọc” nhiều, có người “thanh” nhiều “trọc” ít. Về điểm này cần phân biệt 2 trường hợp chính:

Trong “thanh” có “trọc”

Trong “thanh” có “trọc” (thanh trung hữu trọc) là trường hợp một bộ vị hay một số bộ vị tạo thành bộ phận lớn hay toàn bộ cơ thể con người, thoáng trông thì có vẻ hoàn mỹ nhưng quan sát kỹ thì thấy trong số đó hiện ra nhiều khuyết điểm khiến cho cái đẹp, cái tốt của một cá nhân không được toàn diện.

Ví dụ như:

+ Tai có Luân quách rõ ràng nhưng thiếu sắc nhuận.

+ Mặt sáng sủa, khôi ngô, thân thể hài hòa nhưng không tạo được vẻ oai vệ hoặc không toát ra vẻ uy nghiêm.

+ Đàn ông quyền thấp, nói giọng nữ.

+ Mặt đầy đặn, phối hợp tương xứng với Ngũ quan nhưng đầu mũi bị lệch.

+ Răng tuy trắng, đều, khít nhưng không có.

+ Miệng tuy rộng nhưng răng thưa.

+ Lông mày tuy đẹp nhưng sợi lông mày mọc thưa, dựng đứng.

+ Mày tuy cao nhưng sợi thôi.

+ Mắt tuy sáng nhưng lộ chân quang.

+ Râu tuy đẹp nhưng không tương xứng với tóc và lông mày.

+ Người tuy to lớn, mập mạp, trông có vẻ phúc nhưng thịt bệu, da khô, tóc xơ rối…

Người có đặc điểm kế trên thì thoáng qua thấy vẻ thanh nhã nhưng đó là người, trong cái đẹp có lẫn cái xấu.

Trong “trọc” có “thanh”

Những người có hình dạng cục mịch, thô lỗ hay mặt mày méo lệch, Tam đình, Ngũ nhạc không cân xứng nhưng nếu có:

+ Mắt sáng mà mục quang ẩn tàng.

+ Thiên đình cao rộng, sáng sủa.

+ Phía trong vành tai màu hồng tươi nhuận hay tai mọc cao quá lông mày, sắc trắng hơn da mặt hoặc Luân quách phân minh.

+ Lông mày bóng, mượt, mọc cao và không gián đoạn.

+ Người nhỏ yếu, thấp lùn nhưng tiếng nói sang sảng như tiếng chuông ngân hoặc thanh tao như tiếng những hạt ngọc va vào nhau.

+ Có tướng ngũ tiểu hoặc ngũ lộ những phẩm chất ác phần lộ đó đều tốt đẹp.

+ Người khẳng khiu nhưng dáng dấp hiên ngang, dáng đi như biểu lộ khí phách… thì được coi là trong “trọc” có “thanh” (trọc trung hữu thanh).

Như vậy, khi quan sát một cá nhân, đầu tiên có thể chúng ta không có ấn tượng tốt, nhưng đi sâu vào chi tiết, ngắm lâu chúng ta lại thấy có những nét tương xứng, tạo ấn tượng tốt,

Quan điểm “thanh trung hữu trọc”

Trong quan điểm của tướng học, “thanh trung hữu trọc” được xem là cái đẹp không hoàn thiện, trong cái hay đã tiềm ẩn cái dở, nên thường dùng để chỉ trường hợp tốt đẹp bề ngoài. Ngược lại, “trọc trung hữu thanh” được xem là cái xấu bao phủ cái đẹp thực chất, nhưng vì vẫn là cái đẹp không được toàn mỹ, nên lúc đầu bị vùi dập, sóng gió, về sau mới có kết quả tốt lành.

Cũng bởi lẽ trên, trong thực tế có những người mặt mũi khôi ngô hoặc dung mạo xinh đẹp mà công danh, sự nghiệp không thành, cuộc đời gian nan, lận đận (thuộc cách “thanh trung đới trọc”). Ngược lại, có những người thoáng qua thấy tướng mạo bần hàn, không tạo được thiện cảm mà rốt cuộc lại trở thành đại quý, đại phú là vì hợp cách “trọc trung hữu thanh”.

Dưới nhãn quan tướng học, “thanh” được xem là tốt, là quý, vì thế “thanh” đồng nghĩa với quý, “trọc” bị xem là xấu nên đồng nghĩa với tiện. Như vậy, tiện và quý trong các sách tướng chỉ dùng để gián tiếp chỉ về “thanh” và “trọc” mà thôi. Hiểu như vậy, những phá tướng về hình thể lẫn tâm hồn đều bị coi là “trọc”, dù là ẩn tàng hay hiển lộ. Những nét tướng tốt dù trong hay ngoài, dễ nhận thấy hay phải đầu tư nhiều công sức mới khám phá ra đều coi là “thanh”.

Thanh thì quý, nhưng con người thường có cả “thanh” “trọc” lẫn, vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là trung hữu trọc” tốt hay “trọc trung hữu thanh” tốt? Câu trả lời thông thường là “trọc trung hữu thanh) tốt hơn là “thanh trung hữu trọc”. Nhưng điều đó cũng chỉ có ý nghĩa và giá trị tương đối, vì nó còn tùy thuộc nhiều dữ kiện: 

– “Thanh trung hữu trọc”: Thông thường thì tốt, nhưng không được toàn mỹ. Điều này không có nghĩa tuyệt đối vì có những trường hợp “thanh trung hữu trọc” không có tốt đẹp gì đáng kể, mà xấu lại chiếm phần nhiều. Nhất là khi những điểm “thanh” nhiều nhưng là những điểm phụ thuộc hoặc thuộc về lượng, còn “trọc” tuy ít nhưng là điểm căn bản, cốt yếu hoặc thuộc về phẩm chất.

Ví dụ: Mũi trong “thanh” có “trọc” thì Chuẩn đầu, Đình úy và Lan đài nảy nở đặc biệt (tức là loại mũi sư tử chủ về giàu có), nhưng nếu bị lệch không tương xứng với khuôn mặt hoặc đi đôi với Lưỡng quyền nhỏ hẹp và nhọn thì cái quý của mũi sư tử đều bị tiêu giảm gần hết.

Người hình Mộc tuy thanh nhã, nhưng đấy chỉ là những nét khái quát, đi sâu vào bộ vị nếu thấy miệng rộng, mũi hếch, tai thuộc loại đầu mũi tên, sắc da trắng xanh thì đó là tướng phá cách hay nói cách khác đi là tướng “thanh trung đới trọc”, tướng này không tốt. Ngũ quan tuy hoàn hảo nhưng thân mắt suy nhược, bước chân ẻo lả hoặc xiêu vẹo như rắn bò, ngồi gục đầu xuống, cố như chỉ có sụn, không có xương thì đó là tướng yểu mệnh chứ không phải là tướng thông tuệ hiển đạt.

Ngược lại, có những trường hợp “thanh trung hữu trọc” không có ảnh hưởng xấu tới cá nhân, nếu điểm “trọc” chỉ là các khuyết điểm phụ hoặc thuộc về lượng. Ví dụ như: Người Giáp Mộc pha Kim, thân hình dỏng cao, ngũ quan hoàn hảo nhưng cằm vuông, miệng vuông, sắc da hơi hồng thì vận hạn một thời không tốt nhưng cuối cùng vẫn quý hiển; mũi tốt nhưng sắc da mũi không được tươi nhuận thì vận hạn không tốt, nốt ruồi tuy mọc trên các bộ vị tĩnh hoặc hơi lộ liễu trên gương mặt tuy thông thường xấu nhưng nếu nó là nốt ruồi son hay đen huyền thì những đặc điểm xấu sẽ được hóa giải…

Quan điểm “trọc trung hữu thanh”

Tương tự như lý luận trên, “trọc trung hữu thanh” tuy thông thường là có ý nghĩa tốt về sau nhưng không phải là tuyệt đối. “Trọc trung hữu thanh” phải liên quan đến thần khí, khí phách hay phẩm chất nội tạng của các bộ vị mà về mặt bề ngoài bị coi là “trọc”. Chẳng hạn: Tướng ngũ lộ bị coi là “trọc”, nhưng mắt lộ mà ánh mắt có thần và hòa ái; mũi lộ mà Chuẩn đầu mập mạp; môi vẩu mà răng sát khít và đều; tai bị đảo ngược Luân quách nhưng sắc tươi và trắng hơn mặt; lộ hầu mà âm thanh trong trẻo, có âm lượng, thực ra là tướng “trọc trung hữu thanh”.

Hơn nữa, dựa vào 2 điểm mắt có thần và hòa ái, giọng nói trong trẻo có âm lượng thì có thể phán đoán đó là người có thần thanh khí đủ, tức là có quý tướng ngầm, sau sẽ có thể thành người hiển đạt và trường thọ.

Tóm lại, trong tướng học Á Đông, nguyên tắc “thanh”, “trọc” chi phối tất cả mọi lĩnh vực quan sát, từ bộ vị đến toàn thân, từ hình tướng đến tâm tướng.

Nguyên tắc “thanh”, “trọc” và những ứng dụng thực tế

Nguyên tắc “thanh”, “trọc” được ứng dụng vào nhiều trường hợp. Dưới đây là một vài trường tiêu biểu

Phân biệt 4 loại thường quý (thanh, kỳ quái, cổ) với 4 loại tướng tiện (hàn, trọc, tục, lậu).

Về hình thức, 4 loại tướng quý kể trên rất giống với 4 loại tướng tiện. Muốn phân biệt tướng quý chỉ cần dựa vào nguyên tắc thanh trung hữu trọc”, “trọc trung hữu thanh”. Nhà tướng học danh tiếng Hứa Phụ đời Hán đã luận về 4 loại tướng quý: Thanh, kỳ quái, cổ như sau: “Kẻ xem tướng thường quan sát thân hình cân đối, sáng sủa, toàn vẹn thì cho đó là tướng quý, ngược lại đoán là tướng tiện, nhưng không biết rằng 4 loại thanh, kỳ, cổ, quái rất gần với 4 loại tướng: hàn, trọc, tục, lậu, Tướng pháp thường nói: Bàn về “thanh trung hữu trọc”, “trọc trung hữu thanh” là căn cứ vào thần, khí, nhưng thực ra chỉ căn cứ vào mục thần cũng đủ để quán thông mọi sự”.

Thanh tướng và hàn tướng:

+ Thanh mảnh, thân hình tao nhã, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, sáng sủa, cử chỉ linh hoạt, dáng đi nhẹ nhàng, mảnh dẻ, màu sắc của da tay trắng mà nhuận, ánh mắt không dao động mà có thần khí đó là thanh tướng chứ không phải là hàn tướng (tướng lạnh lẽo).

+ Hàn tướng cũng giống như thanh tướng nhưng ánh mắt lạnh lẽo, không có thần, không linh hoạt hoặc thuộc thanh tướng về hình dáng mà mục quang bất động và trì trệ, hoặc tai trắng như sương hay hồng như lửa mà khô xạm.

+ Thanh tướng chủ quý và thọ vì tinh thần sáng suốt, trường thọ, hàn tướng thì thần xiêu phách tán, thọ mệnh ngắn ngủi.

Kỳ tướng và trọc tướng:

Mắt lộ, mày đậm, khuôn mặt to khác thường, hình dáng thô kệch. Nhưng mắt tuy lộ mà có thần khí ẩn tàng, mày tuy đậm mà sợi lông mày sáng bóng, đó là tướng “trọc trung hữu thanh”. Người như vậy là kỳ tướng (tướng lạ) chứ không phải là trọc tướng (tướng xấu). Ngược lại, trọc tướng cũng giống như kỳ tướng về hình dáng, nhưng mắt lộ mà vô thần hoặc có thần quang mà lộ vẻ hung bạo; mày tuy đậm mà sợi thô. Kỳ tướng là tướng phát đạt, nổi tiếng hơn người, còn trọc tướng là tướng hạ tiện, không nghèo hèn ắt yểu mệnh.

Cổ tướng và tục tướng:

Các bộ phận chính của khuôn mặt đều lộ nhưng khuôn mặt đầy đặn, sắc da tươi nhuận, có sinh khí; rằng tuy thưa, vàng nhưng chắc và bóng, thần khí an tĩnh thì đó là cổ tướng (tướng người cục mịch) chứ không phải là tục tướng (tướng kẻ tầm thường, thô tục).

Quái tướng và lậu tướng:

Hình dáng, mặt mũi xấu xí, dị thường, thân hình kệch cỡm, dáng đi nặng nề nhưng nếu ánh mắt có thần như mắt lân, mắt phượng, hòa nhã mà có uy thế, răng trắng và đều, Chuẩn đầu tròn trịa, nở nang, khí phách rộng lớn thì đó là quái tướng (tướng kỳ quái) chứ không phải là lậu tướng (tướng dị hợm).

Các loại tướng kỳ, quái, cổ tuy là xấu xí, dị dạng bề ngoài, nhưng ẩn chứa bên trong là tướng quý nhân. Khác với bọn tiện nhân (trọc, tục hoặc lậu tướng) ở chỗ một bên là thần khí thanh sáng, một bên là thần khí ngưng trệ, thoáng nhìn thì có vẻ thô tục nhưng càng quan sát kỹ thì lại thấy tú khí hiện ra.

Thần khí và khí phách vẫn là tiêu chuẩn phân biệt nét quý trong nét tiện, nét “thanh” trong nét “trọc”.

Phân biệt phần tiện trong tướng quý, phần quý trong tướng tiện của phụ nữ

Dựa trên hình dáng và diện mạo, tướng pháp cổ Trung Hoa đã phân tích tướng phụ nữ thành thiện tướng và ác tướng. Thiện tượng được coi là quý, ác tướng bị xem là tiện. Nhưng đó chỉ là cách nói tổng quát, chưa đầy đủ và không mang tính điển hình. Muốn quan sát và phán đoán một cách chuẩn xác thì cần phải phối hợp cả “thanh” lẫn “trọc” trong một con người.

Nói khác đi, cần phải áp dụng nguyên tắc “thanh trung hữu trọc”, “trọc trung hữu thanh” khi đánh giá phẩm chất và tính cách của phụ nữ qua việc quan sát diện mạo (thiện tướng hay ác tướng).

Quý trung hữu tiện:

Tướng mạo phụ nữ tuy thanh nhã, cao quý nhưng tính tình lại để tiện bởi vì trong “thanh” có lẫn “trọc”, thoáng qua thì xếp vào quy cách nhưng xem xét một cách tổng thể thì phải xếp vào loại tiện tướng. Dưới đây là đặc điểm quý trung hữu tiện:

+ Ngũ quan đoan chính mà da dẻ thô sạm, mắt to sáng và lớn, lông mày mịn và đẹp, môi đều đặn, răng sát khít, tại có Luân phách phân minh, mũi thắng.

+ Bình thường thì đó là quy cách nhưng Ngũ quan đoan chính mà da dẻ thô sạm, nóng, khô thì đó là“thanh trung hữu trọc”, hình hài tốt nhưng phẩm chất không tốt.

+ Trán đầy đặn biểu hiện cho sự thông minh, trí tuệ nhưng khi đi hay ngoái cổ nhìn lại phía sau là người để tiện, dâm đãng.

+ Mày dài, đẹp, uốn cong, mắt sáng sủa là tướng mỹ nhân nhưng mép có lông tơ, ria khá rõ là không tốt.

+ Ngũ nhạc đôn hậu mà sắc mặt không tốt, Ngũ nhạc đều ngay thẳng và cao, có thế nhưng ánh mắt lộ thân là tướng hình đủ mà thần không đủ, tượng trưng cho sự non yểu, không tự chủ.

+ Đứng ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh nhưng hay cắn móng tay chủ người dâm đãng, trọng sắc dục hơn là đạo lý. Nói khác đi, đó là tướng dâm mà bề ngoài lại có vẻ đạo đức, thanh cao.

+ Thanh âm rõ ràng, trong trẻo, là biểu hiện khí chất đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh nhưng lại hay cười nhếch mép là tướng người không có lập trường, thiếu tự chủ và không kiên định.

+ Mặt mũi thanh tú mà da dẻ quá lạnh, thần thái thanh khiết là tướng không tốt, tướng quý trở thành tướng hàn. Do đó, người tướng hàn là người vận mệnh không tốt, không trường thọ.

Tiện trung hữu quý:

Phụ nữ mà có bộ vị trên mặt như Sơn lâm có sẹo hoặc tóc bị rụng hay tóc quá dày mà sợi thô, mắt thô đục và giọng nói rõ ràng, mũi quá nhỏ và tẹt, người Mộc pha Kim (cao gầy mà da trắng bệch), mày nhạt, tai nhỏ, trán thấp… bị xếp vào loại tướng không tốt, lấy làm vợ tất đưa đến tai họa, nhưng nếu:

+ Sơn lâm bị phá khuyết hoặc có sẹo mà mũi và các bộ vị khác đầy đặn, hợp cách và hài hòa.

+ Tóc đậm, thô mà lông mày dài đẹp, xương mày nổi cao nhưng không thô.

+ Mũi nhỏ, bằng, không có Chuẩn đầu đẹp, nhưng ánh mắt ngay thẳng, thần thái an hòa.

+ Môi vẩu, răng lộ nhưng tóc bóng mượt, sắc bóng.

+ Mắt thô trọc mà cằm vuông, đầy đặn, cùng chiều hướng về mũi một cách tương xứng.

+ Người Mộc pha Kim mà ít nói, điềm đạm, tính tình hòa nhã.

+ Hơi thở ngắn, mày nhạt và thưa mà thần sắc an nhiên, không kinh hoàng, không biến sắc khi gặp việc rắc rối.

+ Tai nhỏ, trán thấp nhưng mày đẹp, ánh mắt trong sáng, ẩn tàng và Chuẩn đầu vừa vặn thì đó lại là “tiện trung hữu quý”, phải phân định là hậu vận sẽ tốt đẹp chứ không thể coi là tướng tiện để luận đoán là vận mệnh không tốt.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *