Giai thoại 1
Theo truyền thuyết kể thì đầu đời nhà Thanh bên Trung Quốc, đất Hải Ninh có Trần Thanh Các sinh ra với dị tướng: dưới gan bàn chân trái mọc nốt ruồi to bằng hạt đậu đỏ. Ông thường tự nhận đó là đại tướng quý. Ông làm tuần vũ đất Quý Châu rồi được triều đình gọi về thăng chức Lễ bộ thượng thư. Mỗi buổi tối, con tì nữ họ Hoàng bung nước rửa chân, lần nào cũng như lần nào, nó đều say mê ngắm nghía nốt ruồi dưới gan bàn chân ý như muốn nói điều chi.
Trần Công lấy làm lạ nên hỏi:
– Tại sao mày cứ ngó đăm đăm vào cái nốt ruồi vậy?
Con tì nữ ấp úng trả lời:
-Lão gia là quý nhân tại sao dưới gan bàn chân lại có nốt ruồi như thế?
– Mày cho là xấu sao?
– Thưa vâng.
Trần Công cười nói:
“Mày là con tìnữ biết gì, sở dĩ tao làm quan đến cực phẩm cũng là nhờ tướng cách của nốt ruồi ấy”.
Nữ thì cũng cười nói:
“Lão gia không nói dối con đấy chứ, lão gia chỉ có nốt ruồi ở một chân mà quý tới bậc công khanh, tại sao cả hai gan bàn chân của con đều có nốt ruồi son mà lại đi làm tì nữ?”
Nghe xong, Trần Công ngạc nhiên hỏi:
“Mày nói đúng không?”
Nữ tì đáp: “Con đâu dám nói dối với lão gia”.
Vừa nói vừa lật gan bàn chân nó lên, quả nhiên, hai nốt ruồi đỏ chon chót nằm đấy.
Ngay tối hôm ấy, Trần Công cho phu nhân biết và đòi lấy con tì nữ họ Hoàng làm “kế thất” (vợ bé).
Làm vợ Trần Thanh Các sáu năm, phu nhân sinh liền một, hai, ba con trai, con lớn tên Thế Quân, con thứ hai tên Thế Khản, cả hai đứa tướng mạo đều đẹp đẽ thuộc quy cách. Đến đứa thứ ba mới toàn hảo, mặt mũi khôi ngô, trán cao, Lưỡng quyền chạy thẳng lên thái dương, mắt lớn, miệng rộng. Trần Công xem tướng nó cho là đại quý, sau này công danh chắc vượt cả hai anh.
Lúc thằng nhỏ thứ ba của Trần Công ra đời thì trong cung, trong gia đình hoàng tộc vợ Ung Kỳ Phúc Tấn cũng vừa lâm bồn nên cả hai đứa bé sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm. Hay tin thằng bé họ Trần dĩnh ngộ lắm. Ung Kỳ Phúc Tấn mới đòi Trần phu nhân mang nó vào triều cho xem mặt. Chính Ung Kỳ ra tận sân đón, bế ẵm nâng niu. Hồi lâu, đứa bé được trả cho mẹ nó. Về tới phủ, Trần phu nhân dở tấm gấm ra mới hay không phải con mình vì nó là một đứa bé gái.
Bà vội vàng cấp báo cho chồng. Trần Công lập tức cấm các bà vợ không được tiết lộ nếu muốn cả nhà toàn mạng. Ông biết triều đình vừa mới thi hành kế “du long chuyển nhượng”. Từ đấy, Trần Công thản nhiên chăm sóc đứa bé gái.
Sau này, Ung Kỳ Phúc Tấn lên ngôi hoàng đế, hai con trai của Trần Công cũng đỗ đạt cao, còn Trần Thanh Các đượC vua phong làm thượng thư bộ.
Ung Chính băng hà, vua Càn Long đăng quang chính là “đứa bé thứ ba” của Trần Thanh Các vậy. Vua Càn Long dùng Thế Quân làm tổ tướng. Anh em giống nhau lắm, quan trong triều đều nhận thấy nhưng vì chính trị, nên chẳng ai dám nói ra.
Giai thoại 2
Vùng Quảng Đông, ở huyện Khúc Giáng có một phủ đường rộng lớn của tướng quân họ Mạc, ngoài cửa thấy có treo mấy chữ “Bình Khấu Đại Tướng Quân”.
Mạc tướng quân tên là Nhân Địch, lúc trẻ theo đòi bút nghiên cho mặc, thì nhiều lần không đỗ, gia đình túng quẫn mới vào làm công cho một nhà giàu để coi việc giữ sổ sách.
Tại nhà Lưu Phú ông, có một tì nữ vừa xấu vừa đen thui lại ở bẩn cả tháng chẳng chịu tắm. Tên nó là Thu Nguyệt, tuổi ngoài hai mươi mà chẳng ai dám lấy nó. Lưu phú ông thấy Mạc Nhân Địch tính nết thuần hậu, làm ăn chăm chỉ lại vừa gặp cảnh “trung niên táng thê” nên mới đem Thu Nguyệt gả cho Nhân Địch làm kế thất. Lấy rồi, Mạc Nhân Địch còn khổ hơn vì Thu Nguyệt đêm nào cũng đái dầm ướt hết cả giường chiếu, không thể ngửi được, rõ đúng là cái cảnh:
“Thú vị tình thâm
Lấy phải con vợ đái dầm.
Thú vị tình khai”.
Tuy nhiên, Thu Nguyệt trên người mang tướng lạ, hai vú có hai nốt ruồi to bằng hạt đậu, lỗ rốn lại có một nốt ruồi, cả ba đều đỏ như son, thành thử từ ngày lấy Thu Nguyệt, Nhân Địch kiếm tiền mau mắn. Vả lại, Thu Nguyệt là người có phẩm tính hiền thục, quán xuyến tề gia. Vài ba năm sau, Nhân Địch theo ông chú là Mạc Như An lên làm việc tại quận phủ. Vừa lúc giặc Miêu khởi loạn, tổng đốc Quảng Đông hạ lệnh chiêu dụng hiền tài đi dẹp giặc Miêu Mạc, Như An muốn cháu được chính thức làm việc trong quận phủ, mới ghi tên Mạc Nhân Địch vào danh sách. Quan tổng đốc xem xét thấy tên Mạc Nhân Địch lại tưởng lầm là tiếng tăm của một người vô nhân địch, chắc võ phải vào hạng siêu quần, nên lập tức ủy nhiệm làm quan tổng binh. Nhân Địch nhận lệnh, mặt cắt không còn hạt máu vì từ bé đến giờ, chàng có biết quân sự là gì đâu, việc tờ chữ còn làm nổi, chứ cầm quân thì hoàn toàn mù tịt. Nhưng sự đã rồi, thoái thác để quan tổng đốc thịnh nộ thì chết cả chú lẫn cháu. Nhân Địch liền xin cho cả Mạc Như An đi cùng.
Khi đi tới gần Miếu động, cả hai chẳng biết làm gì, bèn cho dung quân tại một thôn xóm nhỏ.
Miêu động chủ nghe tin Mạc Nhân Địch đem binh tới tiểu phạt nên dàn trận nghiêm mật để đợi. Đợi mãi không thấy động tĩnh, mới chó người đi dò la được biết rằng Mạc Nhân Địch chỉ là tên nho sĩ yếu đuối, ù ù cạc cạc về võ nghệ, hắn cười ngất ngưởng kéo quân về suốt ngày chè chén say khướt.
Nhân Địch đangõ ra thì lệnh thúc dục của quan tổng đốc đến tới tấp,nên đành phải nhắm mắt xua quân đánh liều một trận. Bọn Miêu bị đánh bất ngờ nên thua chạy tán loạn. Thừa thắng xông lên, Nhân Địch chạy thẳng vào Miêu động bắt ngay được động chúa rượu say Còn nằm ngủ.
Ca khúc khải hoàn, tổng đốc Lương Quảng đem chiến công Mạc Nhân Địch tâu về kinh sư. Vua sai quan thái phó viết mấy chữ: “Bình Khấu Đại Tướng Quân phong cho Mạc Nhân Địch và xây cho Nhân Địch một phủ đường ở huyện Giang Khúc. Bao nhiêu may mắn đến khiến Nhân Địch bàng hoàng, mới đến thầy tướng hay thời đó là Trường Thiết Khẩu để xem.
Trương Thiết Khẩu ngắm nghía Mạc Nhân Địch hồi lâu, rồi lắc đầu nói: “Tướng ông chỉ loại tầm thường, Ngũ quan tuy đoan, nhưng diện hình hàn tô, Cố học thì biết được ít chữ nghĩa kiếm ngày hai bữa cơm là may”. Khi xem tướng Thu Nguyệt, Trương Thiết Khẩu hỏi ngay đến ẩn tướng, Thu Nguyệt tường tận khai, thầy tướng bảo: “Nếu quả thế thì phải là nhị phẩm phu nhân”. Mạc Nhân Địch bấy giờ mới vỡ lẽ cái danh vọng “Bình Khấu Đại Tướng Quân” của mình chính là nhờ mấy nốt ruồi quý của Thu Nguyệt.