Những văn (nếp nhăn) trên mặt, những vết ở trán, ở má, ở mũi… đều gọi là diện văn, ví dụ hai văn thường ai cũng có từ hai cánh mũi chạy dài xuống cằm là pháp lệnh văn.

Nguồn gốc của những văn

Da thịt người ta do rất nhiều tế bào tổ chức thành, da lúc sơ sinh không có nếp nhăn. Da trẻ con không có nếp nhăn là đẹp. Theo với quá trình trưởng thành, do tư tưởng, vận động gân thịt và da mà sinh ra “văn”. Phàm những ai đa tự đa lự, từng cục bộ trên mặt thường chịu sự khiên dẫn của tư tưởng tác dụng vào ngày này qua tháng khác lâu dần thành nếp nhăn.

Một văn hào Anh nói: “Chơi với bạn nên chọn người nào da vẻ thô tạo”. Thô tạo theo ý ông là có nhiều nếp nhăn.

Câu ấy rất đúng vì ai diện mạo trơn tru quá thường là kẻ si ngốc, hoặc hèn, hoặc thích hư vinh. Tuy nhiên, không phải cứ có nếp nhăn là tốt, kinh nghiệm tướng học cho biết có nếp nhăn tốt và nếp nhăn xấu.

Sách “Tướng lý hoành chân” viết:

“Diện chi hữu văn lý, do nha dốc ngọc thạch hữu mạch lạc dã. Kỳ dị giả cát, phái toái giả hung, nhân chi văn lý, quý tiện khả đoán “. (Nghĩa là: Trên mặt có nếp nhăn ví như sừng ngọc ngà, ngọc thạch có gân máu. Vẻ kỳ dị là tốt, gẫy phá là hung. Trong văn lý trên mặt con người ta khả dĩ đoán định quý tiện).

Văn mang nhiều hình thù:

Văn chạy ngang, văn chạy dọc, văn chữ thập, văn chữ chếch, văn mắt lưới, văn bán nguyệt, văn chữ xuyên (ba vệt dọc đúng liền), văn chữ tam (ba vệt ngang nằm chồng lên nhau), văn chữ vương (ba vệt ngang, giữa có một vệt dọc), văn rắn bò (một vệt ngang chạy gấp khúc), thủy văn (nhiều văn ngang chạy lăn tăn như nước), hỏa văn (nhiều văn chếch chạy lém lên lém xuống như lửa cháy).

Sách tường còn nói đến một loại văn nữa gọi là văn mắt cua (giải nhãn văn) hình thù nó gồm một vòng nhỏ hình bầu dục có đuôi là một vệt dài. Nếu có giải nhãn văn hiện lên trên trán thì tiếng tăm vang bốn bể (Ngách thường giải nhãn chi hình danh văn tứ hải).

Hung hay cát của văn tuỳ thuộc nơi nó hiện, tùy thuộc sự sắp xếp, tùy thuộc nó gãy nát hay tiếp nối.

Văn trên trán

Các nếp nhăn trên trán chỉ mang tính phụ đới chứ không ảnh hưởng nhiều đến vận mệnh, nhất là với người qua tuổi trung niên. Nhưng nếu trong tuổi thanh niên mà trên trán thấy xuất hiện những nếp nhăn rõ rệt thì đó lại là điềm đáng lưu ý. Do đó, những văn trán biểu hiện ở giai đoạn này thường đặc biệt chỉ có nghĩa đối với tuổi thanh xuân mà thôi. Đúng về phương diện quan sát phổ thông, đại đa số người Á Đông thường có ba nếp nhăn trên trán và tướng học khi khảo cứu về văn trán đã dựa vào đa số kể trên. Ba nếp nhăn trên trán tính từ trên xuống dưới là: thiên văn, nhân văn, địa vặn với các ý nghĩa tương tự như sau:

  • Thiên văn: chủ về bậc tôn trưởng, người bề trên.
  • Nhân văn: chủ về bản thân.
  • Địa văn: chủ về thuộc hạ, những người dưới mình.

Bởi vậy, theo tướng học Ả Đông, ba nếp nhăn trên trán xuất hiện rõ ràng, không đứt đoạn, tương xứng và có chiều hướng đi lên được coi là cát tướng vì dung hòa được cả ba yếu tố: sự nỗ lực của bản thân, giúp đỡ của người trên, kẻ dưới. Trường hợp ba vạch ngang không bình thường hướng lên trên cũng được xem là cát tưởng nhưng thứ bậc kém hơn.

Bất cứ đường nào thuộc về Thiên văn, Nhân văn, Địa văn đều phải dài, rõ, không đứt đoạn và vắt ngang trán mới được xem là hợp cách. Thiên văn rõ ràng, tươi đẹp chứng tỏ vận mệnh lúc nhỏ thường được tôn trưởng thương yêu giúp đỡ, ra đời được người trên quý mến. Nhân văn học cách trong một khuôn khổ chung hoàn hảo của trán, biểu thị vận mệnh, công danh của người đó đều do tự họ khai sáng, không nhờ cậy vào ai. Địa văn rõ ràng và dài hợp cách chủ về người đó được những người dưới tay tận tâm giúp đỡ mà nên sự nghiệp.

Ngược lại, Thiên văn không rõ ràng là kẻ không được người trên giúp đỡ. Nhân văn không rõ ràng hoặc đứt đoạn là kẻ tính tình cáu kỉnh, hay gây gổ. Địa văn không ra gì thì người đó khó cùng người dưới hợp tác chân thành.

Dưới đây là ý nghĩa và sơ đồ của một số các nếp nhăn trên trán thường có:

– Trán vuông vắn, đầy đặn mà có ba vệt chạy song song hai đầu vểnh lên gọi là tam văn uyển thượng thì quý đến bậc thanh tướng, nếu là vương tự văn thì quý đến bậc Công hầu.

– Cả ba đường đó rõ, hợp cách nhưng có một đường thẳng từ Ấn đường chạy lên cắt đứt như hình chữ vương được coi là một dấu hiệu tốt chủ về trí tuệ thông minh, ý chí kiên cường, nhưng đứng về mặt hôn nhân thì vợ chồng bất hòa, dễ đưa đến đổ vỡ và Nhân văn tạo thành với đường thẳng đó một hình chữ thập, tượng trưng cho phu thê ly tán.

– Có đủ cả ba đường nhưng Thiên văn hay Nhân văn hay Địa văn không song hành thì người đó sẽ gặp người trên hoặc kẻ dưới không giúp ích gì được cho mình, đôi khi còn gây rắc rối nữa.

– Trán có ba vết chạy ngang từ góc này sang góc kia gọi là tam hoàng văn nhiều chủ vào việc mồ côi cha.

– Trán có ba văn dựng đúng như chữ xuyên là xuyên tự văn, đàn bà khắc phu.

– Có nhiều văn ngang chạy chằng chịt trên cái trán hẹp và xấu gọi là hoa cái văn, cô độc và vô tử.

– Trán có hai văn dọc dựng đứng ở giữa trán, chạy tới Ấn đường gọi là thiên trụ văn, nếu trán đẹp tất hiển đạt.

– Chỉ có đường Nhân văn rất dài, sâu mà không có Thiên và Địa văn thì tỷ muội bất hòa, ở chung một mái nhà dễ gây xung đột, đối với chồng, người đó cũng thường hay gây gổ. Nếu cả hai vợ chồng đều có loại vằn trán này thật là đại bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi.

– Chỉ có Thiên, Địa văn mà không có Nhân văn hay Có mà quá mờ nhạt, ngắn thì dễ bị những người xung quanh chi phối.

– Nếp nhăn trên trán như vết rắn bò (xà hành) có thể liên hoặc đứt đoạn chủ về tuổi ấu thơ bị nhiều nghịch cảnh, không được hòa thuận với tôn trưởng, thân thể suy nhược, tư tưởng bi quan.

– Nếp nhăn trên trán hình hạc vì trông tương tự như chim hạc đang bay là dấu hiệu của kẻ lãnh đạm với danh lợi vật chất, chỉ thích suy nghĩ, thần kinh suy nhược, kém giao tiếp.

– Trán có văn ngang chạy thẳng băng băng là người nhẫn nại, chịu đựng.

Văn ở khu vực mắt

– Có những văn nhăn nhúm ở trên lông mày hoặc ở Ấn đường (vị trí giữa hai chân mày) tất ưu sầu cùng khổ, nếu những vết ấy đi với đội mắt dữ tợn là phường trộm cắp.

– Ấn đường có hai vệt dọc thẳng và thanh tú là rất quý, thô lậu là bần tiện.

– Ấn đường có một văn dọc gọi là huyền châm văn là ly phu. – Ấn đường có văn chữ thập thì làm ăn dễ giàu.

– Văn chữ thập nhưng chéo như hai thanh kiếm vắt chéo gọi là giao kiếm văn, gần thái dương, Ấn đường, trán, mũi, Lưỡng quyền, hai bên miệng thì dễ chết vì đao cung, súng đạn.

– Dưới mắt có văn ngang dọc như lưới đan, dễ phẫn uất mà tự tử hoặc hình hại về đường Tử tức. Nếu nó ở gần miệng thì bị đói khổ, nếu nó ở rìa mặt là biểu hiện chết vì sông nước.

– Hiên môn (khoảng dưới đuôi mắt ra tóc mai) CÓ văn loạn là dâm đãng.

– Nhiều văn ngang nơi Lệ đường (dưới hai mắt), con cái hư hỏng, hoặc hữu sinh vô dưỡng.

– Đuôi con mắt làm thành một văn chạy chếch lên thái dương thì rất tốt chủ về sự sang quý, nhiều may mắn nhưng là loại đàn bà lừa dối chồng.

Văn ở khu vực mũi và miệng

– Văn chạy ngang Sơn căn (gốc mũi) là xấu, người này luôn buồn khổ, gia đạo kém may mắn.

– Có những văn dọc trên sống mũi nhất là chúng lại uốn thành móc câu thì hình phu và đa phu. Nhưng nếu hai văn ngang giữa có một văn dọc như chữ “sĩ” thì lại lấy chồng đỗ đạt cao.

– Lưỡng quyền có văn chếch chạy xuống như dấu huyền thì làm ăn dễ phá bại.

– Những văn ở khu vực mũi chạy vào miệng qua góc miệng (đều gọi là đằng sà nhập khẩu, rắn bay vào miệng) thì chết đói. Chết đói không nhất thiết là vànghèo khổ, Có thể là vì đau cả tháng không ăn mà chết đói.

– Hai má Có những văn ngang là hung tử.

– Môi có nhiều văn hằn lên là Cô độc.

– Miệng có nhiều văn xâm vào làm cho dúm lại thì phi bần tắc yểu.

Những câu thơ, phú về “văn” tướng

Nhân đáo trung niên thủy hữu văn,

Âu thời nhược hiện mặc hân hận,

Văn sinh diện để tường thiện ác,

Hiển tại hà bộ hề định hưng suy,

Ngách lộ vương tự hề vị cự long các,

Uyển ngưỡng hề tam hoạch thân đáo phương trì,

Huyền châm Ấn đường hề lục thân cừu địch,

Văn câu thọ thượng hề bán thế ưu nguy,

Dịch mã, sơn lâm văn kiến tắc chiêu ngoại ách,

Lệ đường thê tòa lý xâm tắc sinh nội bộ,

Thân ngã tử hề tổ xá loạn văn,

Hiên môn tỉnh văn hề bất sinh lý nhi thể ải,

Mi gian tam đạo hoành văn hề tử ư binh nhẫn,

Thiệt thượng lưỡng điều hồng lạc hề su bái đan trì,

Ngư vĩ đa văn hề chí lão hà tằng an dật,

Chuẩn đầu lý loạn hệ sinh an đắc duy trì.

Nghĩa là:

Con người ta đến tuổi trung niên mới được có văn

Nếu ấu thời mà văn hiện lên là điều đáng lo ngại,

Mặt có văn để biểu hiện thiện ác,

Văn ở chỗ nào có thể đoán định hưng suy,

Trên trán có văn chữ vương địa vị nơi bệ rồng,

Ba văn tuyển nguyệt làm việc trong cung điện,

Huyền châm văn nơi Ấn đường anh em bất hòa,

Văn móc câu trên mũi nửa đời đói khổ,

Góc trán có văn phá chớ nên đi xa.

Dưới mắt, hiên môn có văn xấu nửa đường đứt gánh,

Trán nhiều loạn văn phá tổ nghiệp. 

Hiên môn có văn như mắt lưới vợ chồng chia lìa,

Mi hiện lên ba văn ngang chết vì binh đao.

Trên lưỡi có hai văn đỏ hồng thì đỗ đạt,

Đuôi mắt nhiều văn thành đuôi cá đến già còn vất vả,

Đầu mũi văn phá cuộc sống khó thanh nhàn.

Giai thoại về tướng văn

Bạch Quý Canh làm huyện lệnh ở Bành Thành. Mãi đến năm 41 tuổi ông mới lấy vợ. Người vợ lại là cháu gọi ông bằng cậu chừng 15 tuổi. Theo pháp luật đời nhà Đường bấy giờ chuyện họ hàng cửu thích lấy nhau như vậy là có tội.

Hôn nhân bất chính thường này đã gây thành bi kịch cho cả hai vợ chồng. Đối với chồng đường công danh bị cắt đoạn, đối với vợ gia đình xã hội ruồng bỏ. Sinh đứa con đầu lòng thì bị chết yểu phần vì Bạch Quý Canh quan chức nhỏ bé nay chỗ này mai chỗ khác, phần vì có lẽ mang cùng dòng máu nên đứa bé yếu nhược.

Về sau Trần thị sinh thêm hai đứa nữa, đặt tên là Bạch Cư Dị và Bạch Hành Giản.

Vào lúc loạn An Sử vừa dứt, trật tự xã hội hoàn toàn bị phá hoại bởi chiến tranh. Người làm quan nếu không có sản nghiệp, hoặc đã không có cơ hội vơ vét, chỉ biết trông vào lương bổng thì sinh hoạt hết sức đắng cay tân khổ.

Nhà họ Bạch trước đủ ăn, kinh qua chiến loạn, kinh tế gia đình trở nên khó khăn. Mẹ phải làm thêm mới đủ kiếm sống, vừa phải canh cửi bếp nước, lại vừa phải nuôi dạy hai con. Úc uất mệt nhọc tích lâu ngày đã khiến cho tâm lý Trần thị sinh biến thái, bà ghét cay ghét đắng ông chồng, hành vi cử chỉ đối với ông thường hung hãn. Bạch Quý Canh buồn phiền tìm cách dựa vào những Công vụ để không ở cùng nhà với vợ nữa.

Vợ chồng ăn ở với nhau đúng 25 năm thì Bạch Quý Canh mất. Trần thị vừa 40 tuổi. Hai con trai Bạch Cư Dị và Bạch Hành Giản đều chưa trưởng thành. Chồng chết rồi tính tình Trần thị càng hoại hơn trước, biến thành điên rồ, bà thường rên la rồi quát tháo, đập phá. Bạch Cư Dị rất có hiếu với mẹ, suốt ngày hầu hạ thuốc men không hề trễ nải. Nhưng bệnh của mẹ chẳng làm sao chữa khỏi. Có lần bà đã đâm dao vào cổ tự sát. Bởi vậy, Bạch Cư Dị càng cực khổ hơn, ngày đêm không dám rời mẹ.

Đến khi Bạch Cư Dị đỗ tiến sĩ làm quan tại Trường An, ông di chuyển cả gia đình tới đó rồi đi tìm lương y khắp nơi về chữa bệnh cho mẹ. Nhưng bệnh điên của Trần thị chỉ giảm đi được phần nào mà không khỏi.

Rồi một hôm bà ở ngoài vườn xem hoa, căn bệnh lên cơn bất ngờ, liền nhảy xuống cái giếng khô mà chết.

Trong lịch sử khoa tướng học Có ghi về tướng của bà mẹ ông Bạch Cư Dị như sau:

“Trần thị lạc tỉnh trung ác tử chỉ vị nhãn hạ hữu hung văn” (Trần thị ngã xuống giếng chết hung chỉ vì dưới mắt có hung văn).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *