Thứ tự của 12 con giáp
12 con giáp, tại sao đứng đầu tiên lại là con chuột nhỏ bé, mà không phải là con rồng cưỡi mây đạp gió, càng không phải là hổ – chúa của trăm loài, trâu hiền lành khỏe mạnh, khỉ khéo léo thông minh? Đối với thứ tự của 12 con giáp có rất nhiều học thuyết, nhưng học thuyết mang tính tiêu biểu thì có hai kiểu chính sau:
Theo học thuyết thứ nhất
Kiểu thứ nhất là sắp xếp theo sự giao thoa số chẵn lẻ của ngón chân các con vật. Ngón chân chẵn xếp trước, ngón lẻ xếp sau, một chẵn một lẻ thì để trống. Số chân của chuột khá kỳ lạ, chân trước có 4 ngón nhưng chân sau lại có 5 ngón. Số ngón chân của chuột có cả chắn và lẻ, không thể sắp xếp theo nguyên tắc trên, nên xếp chuột lên hàng đầu. Sau chuột sắp xếp theo thứ tự là: Trâu (4 ngón), hổ (5 ngón), mèo (4 ngón), rồng (5 ngón), rắn (không chân cho là số chẵn), ngựa (1 ngón), dê (4 ngón), khỉ (5 ngón), gà (4 ngón), chó (5 ngón), lợn (4 ngón).
Theo học thuyết thứ hai
Hoàn toàn khác biệt với kiểu thứ nhất, thì học thuyết thứ hai lại cho rằng: sự sắp xếp của 12 con giáp là xác định theo thời gian hoạt động của động vật. Trung Quốc bắt đầu từ thời Hán, đã áp dụng 12 địa chi để ghi chép 12 thời thần trong 1 ngày, mỗi một thời thần tương đương với 2 giờ ngày nay.
11 giờ đêm đến 1 giờ sáng sớm, gọi là giờ Tý, là lúc chuột hoạt động mạnh mẽ nhất.
1 giờ sáng sớm đến 3 giờ sáng sớm, gọi là giờ Sửu, là lúc trâu đang nhai lại thức ăn.
3 giờ sáng sớm đến 5 giờ sáng, gọi là giờ Dần, là lúc hổ đang đi khắp bốn phương, lúc này là uy mãnh nhất.
5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, gọi là giờ Mão, lúc này mặt trời vẫn chưa lên, ánh trăng vẫn ở bên đường chân trời, mèo đang bận giã thuốc.
7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, gọi là giờ Thìn, lúc này rồng thần đang bay lượn khắp nơi, thời cơ tốt để tạo mây ban mưa.
9 giờ sáng đến 11 giờ trưa, gọi là giờ Tỵ, nhiệt độ mặt đất lên cao, rắn bắt đầu hoạt động.
11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, gọi là giờ Ngọ, mặt trời gay gắt nhất, đúng là lúc thiên mã hành không.
1 giờ chiều đến 3 giờ chiều, gọi là giờ Mùi, nghe nói lúc này những ngọn cỏ mà dê đã từng ăn sẽ mọc mạnh mẽ nhất.
3 giờ chiều đến 5 giờ chiều, gọi là giờ Thân, lúc này khi bắt đầu hoạt động mạnh.
5 giờ chiều đến 7 giờ tối, gọi là giờ Dậu, màn đêm buông xuống, gà bắt đầu về chuồng.
7 giờ tối đến 9 giờ tối, gọi là giờ Tuất, vào đêm, chó bắt đầu canh đêm cho chủ nhân.
9 giờ tối đến 11 giờ đêm, gọi là giờ Hợi, vạn vật yên tĩnh, lợn đang ngủ say.
Do đó, sắp xếp ra thứ tự của 12 con giáp. So với kiểu thứ nhất mà nói, thì học thuyết thứ hai khoa học hơn, mức độ tin cậy cũng cao hơn.
Theo câu chuyện dân gian
Càng thú vị hơn là còn có một câu chuyện dân gian như sau: Lúc đó Hoàng đế Hiên Viên muốn tìm 12 con vật đảm nhiệm công việc vệ sĩ cung đình, mèo bảo chuột đăng ký, nhưng chuột lại quên mất, kết quả mèo không được chọn đầu, từ đó trở thành oan gia với chuột. Voi cũng đến tham gia, nhưng bị chuột chui vào vòi, làm chạy mất.
Còn những con vật còn lại, vốn dĩ đẩy trâu lên làm đầu, nhưng chuột lại trèo lên lưng trâu, lợn cũng hùa theo đó, thế là chuột xếp đầu tiên, lợn xếp cuối cùng. Hổ và rồng không phục, bị cho làm vua ở rừng sâu và vua ở biển cả, đứng sau chuột và trâu. Mèo cũng không phục, thì chạy với rồng, kết quả đứng trước rồng. Chó cũng thấy bất bình, tức khí cắn mèo, vì thế bị phạt đứng thứ hai từ dưới lên. Rắn, ngựa, dê, khỉ, gà trải qua một cuộc tính toán, rồi sắp xếp vị trí, cuối cùng hình thành nên thứ tự chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn.
Tất cả những điều trên đều do dân gian truyền lại, cái nào cũng có lý của nó, không quan trọng đúng sai.
Con giáp là linh vật trong trí tưởng tượng của con người
Nếu nghiên cứu cặn kẽ và chuyên sâu, chúng ta sẽ phát hiện ra sự lựa chọn 12 động vật trong con giáp không hề phức tạp, chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ với đời sống xã hội và đời sống hàng ngày của dân tộc Hán của Trung Hoa. 12 động vật con giáp, có thể chia thành ba loại:
Loại thứ nhất là “lục súc”
Loại thứ nhất là “lục súc” đã được thuần hóa, đó là: trâu, dê, ngựa, lợn, chó, gà. Chúng đều là những con vật được con người thuần hóa và nuôi dưỡng vì kinh tế hay mục đích khác, chiếm một nửa trong 12 loại động vật. “Lục súc” trong văn hóa nông nghiệp Trung Quốc là một khái niệm quan trọng, có một lịch sử lâu dài, trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc “lục súc hưng vượng” đại diện cho gia tộc nhân định hưng vượng, cát tường mỹ mãn. Khi đến tết mọi người đều nói đến “lục súc hưng vượng”, vì thế sáu con vật này trở thành con giáp là điều hiển nhiên.
Loại thứ hai là động vật hoang dã
Loại thứ hai là những con vật mà con người quen thuộc trong số động vật hoang dã, có mối quan hệ thân thiết với đời sống xã hội và sinh hoạt của con người, chúng là: hổ, mèo, khỉ, chuột, rắn. Trong đó có con mà mọi người kinh sợ, bước vào đời sống con người, như hổ, rắn; cũng có con, như con chuột mà mọi người căm ghét, kiêng kỵ, nhưng lại ỷ lại vào con người để tồn tại, cũng có con vật mà mọi người yêu thích, như: mèo, khỉ.